Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Ý TƯỞNG TRONG BÀI THƠ "NGỌN CỎ"



                        Ý TƯỞNG TRONG BÀI THƠ “NGỌN CỎ”


 


Ý tưởng chính, đề tài của bài thơ là một tiêu chí quan trọng để người phê bình đánh giá bài thơ. Ý tưởng hay sẽ nâng giá trị của bài thơ lên rất nhiều. Tôi tạm chia Ý TƯỞNG TRONG THƠ làm 4 hạng (từ cao xuống thấp):


     1/ Nhân bản, cao đẹp, khai phóng, thăng hoa tâm hồn con người, hoàn toàn mới lạ, độc đáo. (Điều này có thể đạt được nhưng rất khó và rất hiếm)


     2/ Tác phẩm xuất sắc nhất đại diện cho một hiện tượng, một lối sống, một cách nghĩ của một giai đoạn lịch sử (đã lác đác có người viết đề cập đến nhưng chưa có tác phẩm nào xuất sắc).         


     3/ Lách, thoát hẳn (hoặc ngược với) dòng thơ Phải Đạo (những suy nghĩ đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong tâm hồn con người).


     4/ Viết theo phong trào, xu hướng chính trị, theo thị hiếu của đám đông, chọn những đề tài muôn thuở chung chung (tình yêu, quê hương …), những con đường đã có hàng triệu dấu chân.


 


                      Ngọn Cỏ


 


Tiếng nước đái


nhỏ giọt


trong bồn cầu tí tách


thứ nước ấm sóng sánh vàng


hổ phách


trong người tôi tuôn ra


 


Phải rồi


tôi là đàn bà


hạng đàn bà đái không qua ngọn cỏ


bây giờ


được ngồi rồi trên bồn cầu chễm chệ


tương lai không chừng tôi sẽ


to con mập phệ


tí tách như mưa


ngọn cỏ gió đùa.


(Nguyễn Thị Hoàng Bắc)


Đóng góp một lời kêu gọi mạnh mẽ cho cuộc cách mạng nữ quyền. Phụ nữ hãy vùng lên đòi quyền “đứng đái đàng hoàng” như nam giới. Tứ thơ mới lạ một cách táo bạo. Kỹ thuật thơ vững, nhuyễn, thể thơ có thể nói đã vượt qua thơ mới về số chữ trong câu, vần tự nhiên nhưng hơi “ngọt” (một chút thôi).  Tiếc là câu kết quá dở, “trật bàn đạp”, ngược với dòng chảy của tứ thơ.


Riêng về Ý Tưởng Trong Thơ có thể xếp vào hạng 1 và hạng 3.


(Xin đọc thêm Ngọn Cỏ: Một Bài Thơ Hay?)