Ông Đồ của Vũ Đình
Liên
ÔNG ĐỒ
Mỗi
năm hoa đào nở
Lại
thấy ông đồ già
Bày
mực tàu, giấy đỏ
Bên
phố đông người qua
Bao
nhiêu người thuê viết
Tấm
tắc ngợi khen tài
Hoa
tay thảo những nét
Như
phượng múa rồng bay
Nhưng
mỗi năm mỗi vắng
Người
thuê viết nay đâu?
Giấy
đỏ buồn không thắm
Mực
đọng trong nghiên sầu
Ông
đồ vẫn ngồi đấy
Qua
đường không ai hay
Lá
vàng rơi trên giấy
Ngoài
trời mưa bụi bay
Năm
nay đào lại nở
Không
thấy ông đồ xưa
Những
người muôn năm cũ
Hồn
ở đâu bây giờ?
(Vũ
Đình Liên)
Cũng
cái ý về sự lụi tàn của nền Nho học nhưng bài thơ Ông Đồ bề thế hơn, đạo quân
chữ nghĩa đông hơn, và đặc biệt, thủ pháp Show, Do Not Tell đã đến mức tuyệt luân.
Hơn thế nữa, tác giả đã ra lệnh cho các con chữ của mình học phép tàng hình (khi
đọc thì chữ hiện ra, khi đọc xong thì chữ biến mất) để hóa thân thành những bức
tranh – đúng ra là một truyện bằng tranh - sống động. Đây là trình độ thượng thừa
trong thơ ca; ở đó chữ nghĩa đã mất biệt, lý trí bị đuổi việc, không còn chõ miệng
vào chỗ này, chỗ kia bàn tính thiệt hơn. Người đọc thả hồn theo dòng chữ như có
phép tàng hình để thưởng ngoạn những bức tranh thơ tuyệt đẹp.
Rất
tiếc Những Bức Tranh Thơ của Ông Đồ đã có một chỗ hoen ố; đó là 2 câu cuối của
bài thơ:
“Những người muôn năm cũ
hồn ở đâu bây giờ”
Nhiều
nhà phê bình đã khen 2 câu thơ này hết lời.
Riêng
tôi, về ý tứ thì đồng ý với họ, nhưng xét về Kỹ Thuật Thơ thì 2 câu ấy đã làm
giảm giá trị của bài thơ rất nhiều. Những con chữ đột nhiên mất phép tàng hình
và nổi lên cồm cộm. Bức tranh cuối - nửa tranh, nửa chữ - trông rất mất vẻ mỹ
thuật. Đưa 2 câu ấy vào bài thơ tác giả đã để vuột mất chiếc huy chương vàng -
giải thưởng cao quý nhất trong thơ ca.
Nếu
không có cái lỗi ấy Ông Đồ không những đã có thể đẩy Sông Lấp qua một bên để
giành vị trí “bài thơ tiêu biểu, chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử của dân tộc
Việt Nam: giai đoạn cáo chung của nền văn học chữ Nho”, mà hơn thế nữa, sẽ là một
viên ngọc quý của thơ ca, không những chỉ đẹp lộng lẫy, chói lọi trên thi đàn
Việt Nam mà ngay cả khi đứng trước kho tàng văn chương Trung quốc – nó cũng không
chịu nhường một bước. Chắc nhiều người yêu thơ, thông hiểu chữ Hán đều biết hai
câu thơ được coi là niềm tự hào của thi ca Trung Quốc:
Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc
Ráng chiều rơi xuống, với cánh cò đơn
chiếc cùng bay
Làn nước sông thu với bầu trời kéo
dài một sắc
(Trần Trọng San dịch)
vì đó
là một bức tranh thơ tuyệt đẹp.
Tôi
tra cứu thì được biết người ta đã bới tung bài Đằng Vương Các Tự (dài trên trăm
câu) nổi tiếng của Vương Bột (2) mới tuyển chọn được bức tranh thơ ấy. Trong
khi Ông Đồ của Vũ Đình Liên là cả một bộ truyện lịch sử bằng tranh sinh động. Đọc
Đằng Vương Cát Tự độc giả phải “đãi cát tìm vàng”, còn với Ông Đồ họ sẽ thấy
trước mắt mình nằm xếp lớp những thỏi vàng óng ánh.