Lời Nói Đầu
Đây là những Lời Bình
Ngắn, đứng riêng rẽ, nhắm vào một câu, một đoạn, một ý thơ riêng biệt. Đôi
khi cũng bàn đến một điểm nhỏ (rất nhỏ) liên quan đến Thơ nói chung. Lời Bình
Ngắn cũng có khi được trích từ một bài bình thơ hoặc một bài tiểu luận bàn về Lý
Thuyết Thơ. Mục đích của việc “cắt nhỏ” như vậy là để “vừa miếng” cho những người
mới làm quen với thơ, đang bước đầu tìm hiểu cách thưởng thức một bài thơ, đang
tìm cách trả lời câu hỏi “Thế nào là một câu, một đoạn, một bài thơ hay?” Và “Thế
nào là một câu, một đoạn, một bài thơ dở?” Một đôi khi cũng có Lời Bình Ngắn hơi
“dài”. Lý do: người viết muốn bàn sâu về một điểm đặc biệt nào đó của lý thuyết
thơ hay một tiêu chí quan trọng để thẩm định giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Xin nhắc các bạn trẻ - đối tượng chính của những bài viết như thế này – nên luôn để mắt vào Cái Đẹp Tổng Thể Của Bài Thơ. Có những câu thơ đứng riêng một góc trời thì rất hay, rất tuyệt. Nhưng khi đưa vào bài thơ thì lại không hợp, có khi còn trở thành vật cản đối với dòng chảy của tứ thơ. Nhận biết được một câu thơ, đoạn thơ hay là một bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, phải đặt câu thơ , đoạn thơ đó vào khung cảnh bài thơ, cân nhắc, xem xét những tiêu chí khác - đặc biệt là dòng chảy của tứ thơ, hơi thơ và hồn thơ - để sau cùng đi đến kết luận chung cuộc, có tính tổng hợp về giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Xin nhắc các bạn trẻ - đối tượng chính của những bài viết như thế này – nên luôn để mắt vào Cái Đẹp Tổng Thể Của Bài Thơ. Có những câu thơ đứng riêng một góc trời thì rất hay, rất tuyệt. Nhưng khi đưa vào bài thơ thì lại không hợp, có khi còn trở thành vật cản đối với dòng chảy của tứ thơ. Nhận biết được một câu thơ, đoạn thơ hay là một bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, phải đặt câu thơ , đoạn thơ đó vào khung cảnh bài thơ, cân nhắc, xem xét những tiêu chí khác - đặc biệt là dòng chảy của tứ thơ, hơi thơ và hồn thơ - để sau cùng đi đến kết luận chung cuộc, có tính tổng hợp về giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Tùy trình
độ kiến thức và độ nhạy bén trong cảm nhận thơ tiến trình nâng cấp có thể mỗi
người mỗi khác. Theo kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy sự nâng cấp tiến triển theo
trình tự như sau:
1/ Tiếp
xúc với đám đông mới, tiếp cận thơ ở “đẳng cấp” mới
Nghe
nhiều người nói nó hay, đọc những bài bình khen nó thấy cũng có lý nhưng lòng vẫn
nửa tin, nửa ngờ.
2/ Vẫn
khoái thơ ở “đẳng cấp” cũ, gắng đọc nhưng chưa thích thơ ở “đẳng cấp” mới
3/ Vẫn
còn “lưu luyến” thơ ở “đẳng cấp” cũ; bắt đầu thích thơ ở “đẳng cấp” mới
Những
lời đồn, những lời khen, những bài bình đã bắt đầu thấm; đọc thơ đẳng cấp mới với
sự chú tâm nhiều hơn.
4/
Thích thơ ở “đẳng cấp” mới; chán thơ ở “đẳng cấp” cũ.
Khi
cái mớ lý thuyết về thơ chất chứa trong người lâu ngày chầy tháng đã trở thành
“nội công thâm hậu” của chính mình, để rồi một ngày nào đó đọc một bài thơ “cao
cấp” mình bỗng nhiên “ngộ” ra cái hay của nó. Như thế là đã đến chỗ “lý sự dung
thông”; ta đã ung dung an vị ở đẳng cấp mới.