Lời Nói Đầu
Đây là những Lời Bình
Ngắn, đứng riêng rẽ, nhắm vào một câu, một đoạn, một ý thơ riêng biệt. Đôi
khi cũng bàn đến một điểm nhỏ (rất nhỏ) liên quan đến Thơ nói chung. Lời Bình
Ngắn cũng có khi được trích từ một bài bình thơ hoặc một bài tiểu luận bàn về Lý
Thuyết Thơ. Mục đích của việc “cắt nhỏ” như vậy là để “vừa miếng” cho những người
mới làm quen với thơ, đang bước đầu tìm hiểu cách thưởng thức một bài thơ, đang
tìm cách trả lời câu hỏi “Thế nào là một câu, một đoạn, một bài thơ hay?” Và “Thế
nào là một câu, một đoạn, một bài thơ dở?” Một đôi khi cũng có Lời Bình Ngắn hơi
“dài”. Lý do: người viết muốn bàn sâu về một điểm đặc biệt nào đó của lý thuyết
thơ hay một tiêu chí quan trọng để thẩm định giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Xin nhắc các bạn trẻ - đối tượng chính của những bài viết như thế này – nên luôn để mắt vào Cái Đẹp Tổng Thể Của Bài Thơ. Có những câu thơ đứng riêng một góc trời thì rất hay, rất tuyệt. Nhưng khi đưa vào bài thơ thì lại không hợp, có khi còn trở thành vật cản đối với dòng chảy của tứ thơ. Nhận biết được một câu thơ, đoạn thơ hay là một bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, phải đặt câu thơ , đoạn thơ đó vào khung cảnh bài thơ, cân nhắc, xem xét những tiêu chí khác - đặc biệt là dòng chảy của tứ thơ, hơi thơ và hồn thơ - để sau cùng đi đến kết luận chung cuộc, có tính tổng hợp về giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Xin nhắc các bạn trẻ - đối tượng chính của những bài viết như thế này – nên luôn để mắt vào Cái Đẹp Tổng Thể Của Bài Thơ. Có những câu thơ đứng riêng một góc trời thì rất hay, rất tuyệt. Nhưng khi đưa vào bài thơ thì lại không hợp, có khi còn trở thành vật cản đối với dòng chảy của tứ thơ. Nhận biết được một câu thơ, đoạn thơ hay là một bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, phải đặt câu thơ , đoạn thơ đó vào khung cảnh bài thơ, cân nhắc, xem xét những tiêu chí khác - đặc biệt là dòng chảy của tứ thơ, hơi thơ và hồn thơ - để sau cùng đi đến kết luận chung cuộc, có tính tổng hợp về giá trị nghệ thuật của bài thơ.
CHỌN THỂ THƠ
1/ Số chữ trong câu có thể tùy tiện,
thoải mái, không bị luật lệ bó buộc.
2/ Không bị hội chứng nhàm chán vần
nhưng cũng nên có vần thoang thoảng, tạo vị ngọt thơ ca vừa phải.
3/ Nếu bài thơ hơi dài, tránh thể
thơ trường thiên vì tứ thơ sẽ bị phân mảnh, đứt đoạn, chọn cách gieo vần để bài
thơ nhất khí, liền mạch.
4/ Đường Luật rất gò bó; song thất lục
bát sẽ “giúp” bài thơ chết sớm; lục bát là con dao hai lưỡi: coi chừng thành vè hoặc “ầu ơ”; thơ mới vần liên tiếp dễ “ầu ơ”; thơ mới trường thiên: tứ thơ
phân mảnh, đứt đoạn, nếu trên 4 đoạn cũng dễ “ầu ơ”; thơ kiểu văn xuôi không vần:
trúc trắc, khó đọc, tứ thơ gập ghềnh, khi đọc lý trí phải làm việc cật lực, mất cơ hội để
tâm hồn giao cảm
Phạm Đức Nhì
Blog chuyên bình thơ
phamnhibinhtho.blogspot.com