Lời Nói Đầu
Đây là những Lời Bình
Ngắn, đứng riêng rẽ, nhắm vào một câu, một đoạn, một ý thơ riêng biệt. Đôi
khi cũng bàn đến một điểm nhỏ (rất nhỏ) liên quan đến Thơ nói chung. Lời Bình
Ngắn cũng có khi được trích từ một bài bình thơ hoặc một bài tiểu luận bàn về Lý
Thuyết Thơ. Mục đích của việc “cắt nhỏ” như vậy là để “vừa miếng” cho những người
mới làm quen với thơ, đang bước đầu tìm hiểu cách thưởng thức một bài thơ, đang
tìm cách trả lời câu hỏi “Thế nào là một câu, một đoạn, một bài thơ hay?” Và “Thế
nào là một câu, một đoạn, một bài thơ dở?” Một đôi khi cũng có Lời Bình Ngắn hơi
“dài”. Lý do: người viết muốn bàn sâu về một điểm đặc biệt nào đó của lý thuyết
thơ hay một tiêu chí quan trọng để thẩm định giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Xin nhắc các bạn trẻ - đối tượng chính của những bài viết như thế này – nên luôn để mắt vào Cái Đẹp Tổng Thể Của Bài Thơ. Có những câu thơ đứng riêng một góc trời thì rất hay, rất tuyệt. Nhưng khi đưa vào bài thơ thì lại không hợp, có khi còn trở thành vật cản đối với dòng chảy của tứ thơ. Nhận biết được một câu thơ, đoạn thơ hay là một bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, phải đặt câu thơ , đoạn thơ đó vào khung cảnh bài thơ, cân nhắc, xem xét những tiêu chí khác - đặc biệt là dòng chảy của tứ thơ, hơi thơ và hồn thơ - để sau cùng đi đến kết luận chung cuộc, có tính tổng hợp về giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Xin nhắc các bạn trẻ - đối tượng chính của những bài viết như thế này – nên luôn để mắt vào Cái Đẹp Tổng Thể Của Bài Thơ. Có những câu thơ đứng riêng một góc trời thì rất hay, rất tuyệt. Nhưng khi đưa vào bài thơ thì lại không hợp, có khi còn trở thành vật cản đối với dòng chảy của tứ thơ. Nhận biết được một câu thơ, đoạn thơ hay là một bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, phải đặt câu thơ , đoạn thơ đó vào khung cảnh bài thơ, cân nhắc, xem xét những tiêu chí khác - đặc biệt là dòng chảy của tứ thơ, hơi thơ và hồn thơ - để sau cùng đi đến kết luận chung cuộc, có tính tổng hợp về giá trị nghệ thuật của bài thơ.
CHỌN THƠ ĐỂ BÌNH
Người bình thơ phải tự trả lời 3 câu hỏi:
1/ Bài thơ có đủ
hay, đủ tiếng tăm, đủ hấp dẫn để có thể “mời gọi” độc giả đến với bài bình thơ
của mình hay không?
2/ Bài bình thơ
của mình – phân tích, giải thích cái hay, cái dở (nếu có) của bài thơ dựa vào
những Tiêu Chí thẩm định giá trị nghệ thuật thơ ca - có đem lại điều gì mới, bổ
ích (về thơ) cho độc giả hay không? Lập luận của mình có đủ sức thuyết phục những
độc giả hiểu biết, khó tính và cả giới phê bình không?
3/ Nếu đã có những
bài bình trước rồi thì liệu bài bình của mình có đem lại điều gì mới hơn những
bài bình đó hay không?
Thơ được chọn bình hầu hết là thơ hay (theo nhận định của
người bình) hoặc ít nhất cũng có một điểm gì đó nổi bật như tứ thơ, ý thơ mới lạ,
khả năng diễn đạt ý tưởng của tác giả điêu luyện, ngôn từ trong sáng, sang cả, hình
ảnh đẹp, được đặt đúng chỗ, đúng lúc làm tăng sức hấp dẫn của bài thơ. Bên cạnh
đó có thể còn có sự xuất hiện của những “cầu thủ siêu sao” – những câu, đoạn
thơ độc đáo – cách kết thúc đầy ấn tượng, phép ẩn dụ ý nhị, thủ pháp Show, Not
Tell khéo léo, cảm xúc dạt dào. Đây là chỗ mà người yêu thơ đọc đi, đọc lại để
thưởng thức, còn người bình thơ giải thích, phân tích để chia sẻ cái đẹp ấy với
mọi người.
Đã bình thơ là phải có khen chê. Dĩ nhiên, cũng có (nhưng rất
ít) những bài thơ toàn bích, còn thì đại đa số thơ được lưu hành thế nào tác giả
cũng có một chút “không khéo” ở chỗ này, chỗ khác; người bình thơ cũng phải chỉ
ra để độc giả (trong đó có rất nhiều thi sĩ khác) rút kinh nghiệm khi viết những
bài thơ sau. Thấy khuyết điểm mà lờ đi vì những lý do không liên quan đến
thơ thì, theo tôi, là hành vi “thiếu lương thiện trong văn chương”. Hơn nữa, bình
thơ mà bài nào cũng khen tuốt luột từ đầu đến chân thì, nói như nhà văn Châu Thạch,
là “nịnh thơ” chứ không phải bình thơ.
Phạm Đức
Nhì