Lục bát
Lục
bát, cho đến khi tôi viết những dòng chữ này, có thể nói, là thể thơ “trẻ mãi
không già”, rất thích hợp để chuyển tải tâm trạng, cảm xúc nhẹ nhàng nhưng thâm
thúy, ý nhị. Non tay, thi sĩ sẽ đẻ ra những bài lục bát nếu không à ơi như vè
thì cũng tẻ nhạt, không gây chút ấn tượng nào cho người đọc. Nhưng bên cạnh vô
số những bài lục bát nhạt nhẽo, mờ nhạt lặng lẽ đi vào quên lãng ấy thỉnh thoảng
vẫn có những bài xuất sắc. Nhờ đặc tính “trẻ mãi không già” đó lục bát, dù được
xếp vào loại thể thơ truyền thống, chưa bị chi phối bởi luật đào thải trong tiến
trình vận động của thi ca.
Lục
bát sử dụng cả yêu vận lẫn cước vận nên nếu bài thơ hơi dài (khoảng trên 20
câu) mà tình tiết không liên tục hấp dẫn thì đọc sẽ … ngán. Với thơ lục bát hội
chứng nhàm chán vần luôn luôn rình rập, sơ hở một tý là “ầu ơ” ngay.
Thí
dụ một bài lục bát.
VỌNG PHU
Anh đi biền biệt không về,
Bồng con em ngóng tái tê ruột tằm.
Chân trời, góc bể xa xăm,
Mưa rừng, gió núi, sóng gầm, đạn bay.
Đêm đêm đổ trấu vào xay,
Mắt rưng ngấn tủi, mũi cay giọt sầu.
Cốt hồn chàng gửi nơi đâu,
Hình ai hóa đá ngàn sau đứng chờ
(Từ tác giả)
ĐỒ CÓC
Đây
là bài thơ “chắc tay”. Bốc cục chặt chẽ, vần điệu trơn tru, êm tai. Bài thơ ngắn
nên không có hội chứng nhàm chán vần. Chữ sang, dùng đúng chỗ. Tôi thấy câu
“Đêm đêm đổ trấu vào xay” hơi lạ nên email hỏi và được tác giả trả lời “buồn
quá ngủ không được nên đổ trấu vào xay cho qua thì giờ chứ làm thế có nên công
ích gì đâu”. Theo tôi, đó là một ẩn dụ rất khéo. Cái dở của bài thơ là đề tài
quá cũ, lại chung chung, không có hoàn cảnh cụ thể; cái tựa làm lộ mạch thơ, người đọc, ngay từ câu đầu đã đoán được kết luận.