TRAO
ĐỔI VỚI ÔNG HÀ ĐỊNH VĂN
1/
Kính gửi Nhà Phê Bình Văn Học Phạm Đức Nhì.
Thưa ông, tôi một người đã khá lớn tuổi (U 60) quê gốc
Việt Trì – Phú Thọ hiện đang sống ở Cam Ranh – Khánh Hòa. Lâu nay, tôi vẫn thường
đọc các bài phê bình của ông trên các trang mạng. Những bài viết của ông dù ngắn
hay dài đều giúp tôi có thêm những nhận thức mới về giá trị đích thực của một
tác phẩm văn học. Vì vậy, nếu có thể và không có gì phiền, tôi rất mong được
ông gửi cho tôi theo địa chỉ email này, tuyển tập những bài lý luận, phê bình của
ông về văn học trong nước, hải ngoại và quốc tế. Xin trân trọng cảm ơn ông.
Kính chúc ông những ngày cuối tuần có nhiều niềm vui.
Kính thư. Hà Định Văn.
Cám ơn ông đã quan tâm đến những bài viết của tôi.
Tôi bình thơ với mục đích đem kiến thức và khả năng cảm nhận thơ ca của mình truyền
cho lớp trẻ VN. Mỗi bài bình thơ, dù ngắn hay dài, đều chứa một "điểm gì
đó" giúp người đọc nâng cao trình độ của mình khi thưởng thức thơ hoặc làm
thơ. Ông nhận ra điều đó tức là công việc của tôi đã phần nào thành công.
Tôi mới lập một trang web chuyên về bình thơ phamnhibinhtho.blogspot.com
Một số kha khá những bài bình thơ của tôi được đăng ở
đó. Trang web tổ chức còn luộm thuộm vì tôi bận tra cứu viết bài. Mời ông Hà Định
Văn vào thăm.
Phạm Đức Nhì
3/
Thưa ông Phạm
Đức Nhì,
Tối qua tôi đã vào được trang Web của ông, lần lượt
đọc tất cả các bài, và tôi rất thích. Tôi thấy thật tiếc là bây giờ tôi mới được
biết và được đọc những bài lý luận phê bình sắc sảo, khách quan, kiến thức sâu
rộng, ý tứ uyên thâm của ông. Ở trong nước tôi chỉ đọc các ông : Lại Nguyên Ân;
Hoàng Ngọc Hiến; Đặng Văn Sinh; Nguyễn Chính; Phạm Xuân Nguyên và một vài người
khác thôi. Sau 1975 được đọc các tác phẩm văn học (thơ, văn...) của các tác giả
phía Nam, tôi mới thấy những điều tôi đọc trước đây đúng
là thứ văn nghệ nô bộc, cùng đám văn nô, bồi bút của đám "cuốc doanh"
thật là thảm hại. Một lần nữa xin được cảm ơn ông. Tôi sẽ thường xuyên vào
trang Web của ông để học hỏi.
Cám ơn ông đã có thiện cảm với cách viết của tôi. Tôi bình thơ không hoa mỹ, đao to búa lớn như những nhà phê bình "lớn" khác. Đối tượng tôi hướng đến là lớp trẻ Việt Nam. Tôi thực hiện trang web cũng là hướng đến họ. Tôi cũng làm thơ nên cũng đem kinh nghiệm của mình vào phê bình.
Phạm Đức Nhì
Không biết đâu là Họ, đâu là Tên - nếu sai, mong lượng thứ.
Cám ơn ông đã đọc bài Bình Thơ mà tôi đã bỏ vào khá nhiêu công sức.
Hà Định Văn.
Bài viết tổng hợp của tôi chưa xong nhưng tôi đã góp nhặt thư từ trao đổi của ông và tôi thành một "bài" với cái tựa Trao Đổi Với Ông Hà Định Văn. Tôi có bỏ một vài đoạn không cần thiết.
Phạm Đức Nhì
10/
Đây là một "Tiểu luận bình thơ" xưa nay chưa từng có ở Việt Nam (cả trong/ ngoài nước) kể từ khi nhóm Nhân Văn -Giai Phẩm "phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu" (1956). Có thể nói là lý lẽ rất sắc sảo, rất HAY, rất xác đáng và đích đáng, có tác dụng làm thức tỉnh những ai đã mấy chục năm qua chỉ quen thưởng thức một chiều (lề phải) về Thơ Tố Hữu , Chế Lan Viên (ở mảng Ngợi ca "Người thay đổi đời tôi/Người thay đổi Thơ Tôi", chứ chưa phải thời viết Di cảo , trước khi chết).
Theo thiển ý của NK thì Phạm Đức Nhì nên đổi lại đầu đề là : SO SÁNH 3 SIÊU PHẨM THƠ PHẢN BIỆN
Lý giải :
Ba bài đều HAY, đạt mức SIÊU PHẨM THƠ PHẢN BIỆN...
Trong 3 bài thì bài "Nhìn từ xa Tổ Quốc của Nguyễn Duy" là hay hơn cả, nó là "một tác phẩm lớn" có tác dụng thức tỉnh rất rộng và rất sâu đối với mọi tầng lớp người Việt Nam trong và ngoài nước (kiểu hãy mở mắt ra mà nhìn thực trạng Đất nước...) : ý mới, tứ lạ, hình tượng thơ sống động ,ngôn ngữ điêu luyện...Thi pháp Nguyễn Duy ở bài thơ này đã đạt đỉnh cao về "thơ hiện thực phê phán" có giá trị phúng dụ cao.
Bài "Bánh vẽ " của Chế lan Viên... qua lời bình của Phạm Đức Nhì đã bóc mẽ rất thật "chân tướng Chế lan Viên " : thông minh /tài - cơ hội- ác. Bài thơ là một sự phản tỉnh "huỵch toẹt" của Chế , nhưng vẫn "rất cơ hội" để phải khi đã chết rồi mới dám cho vợ công bố (kiểu để hạ cánh an toàn một cách chắc chắn đã...), Thơ khô, khó đọc, không hấp dẫn ...chỉ số ít người hiểu được "thâm ý" của Chế, nên tác dụng không rộng rãi...
Bài "Tạ Lỗi Trường Sơn" của "Nhà thơ Quê hương là chùm khế ngọt" khá HAY, đượm...tuy vậy nó chỉ như một cơn gió thoảng qua. ít người để ý.
Đôi lời thô thiển , cảm nghĩ...NK xin được bày tỏ, chia sẻ cùng Nhà thơ Phạm Đức Nhì...có điều gì bất cập, xin được lượng thứ.
Hà Nội 17-8-2016
Kính : Nguyễn Khôi
Kính chào ông.
Hà Định Văn.
4/
Chào
ông Hà Định Văn, Cám ơn ông đã có thiện cảm với cách viết của tôi. Tôi bình thơ không hoa mỹ, đao to búa lớn như những nhà phê bình "lớn" khác. Đối tượng tôi hướng đến là lớp trẻ Việt Nam. Tôi thực hiện trang web cũng là hướng đến họ. Tôi cũng làm thơ nên cũng đem kinh nghiệm của mình vào phê bình.
Những
Tiêu Chí để thẩm định giá trị nghệ thuật một bài thơ tôi tổng hợp từ các trang
web văn học ở VN và hải ngoại. Thêm vào đó tôi có một nhóm "thầy và bạn
văn chương" người Mỹ giúp ý kiến nên những bài bình của tôi có thể chưa
Hay nhưng không đến nỗi sai lạc. Mà nếu có sai lạc tôi sẽ nhận lỗi và sửa chữa.
Chúc
ông vui khỏe Phạm Đức Nhì
5/
Kính
Gởi Nhà thơ, Nhà Phê Bình Văn Học Phạm Đức Nhì,
Thưa
Nhà thơ, Nhà Phê Bình Văn Học Phạm Đức Nhì.
Hôm
nay vào Blog Phamducnhi đọc bài phê bình của ông “Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc - Nỗi
Đau Quặn Thắt Của Một Người Việt Yêu Nước”, tôi thấy hay quá. Hồi đầu năm nay,
tôi đã đọc trên trang Vanviet bài của Chu Văn Sơn (1) bình bài thơ này, tôi đã
lập tức viết cho ông Chu Văn Sơn mấy dòng như sau :
Sau
khi đọc rất kỹ bài “Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc - Tiếng Thơ Quằn Quại Bi Hùng” của
ông, tôi đã có ý kiến gửi BBT như sau : “Tôi rất yêu thơ Nguyễn Duy. Tôi đã
có hẳn một sưu tập những bài thơ tôi thích nhất của nhà thơ này. Hôm nay vào
VanViet , thấy có bài phê bình của tác giả Chu Văn Sơn là tôi đọc ngay. Nhưng
thật tiếc, bài viết quá dài mà chỉ toàn chữ nghĩa "nhà trường" thôi,
nên tác giả đã "bình" không ra cái "nhân", cái "cốt"
của bài thơ. Tôi cố đọc, mong có được một đoạn bình "trúng", nhưng đã
thất vọng. Tác giả lấy cái tựa là: "NHÌN TỪ XA… TỔ QUỐC - TIẾNG THƠ QUẰN
QUẠI BI HÙNG", nhưng lại vòng vo chữ nghĩa, nên người đọc như tôi không bị
thuyết phục bởi hiệu ứng từ bài phê bình. Trong khi tôi đọc riêng cả bài thơ
thì cảm nhận có được từ tư duy, ngôn ngữ và thông điệp của bài thơ thật khác với
bài phê bình”.
Thưa
ông Chu Văn Sơn,
Chắc ông cũng biết với một người phê bình có tài, có tâm thì
không thể có kiểu phê bình hời hợt, nửa vời, vô bổ như vậy. Tôi nghĩ, chắc chắn
“trường phái lý luận phê bình quan phương, hướng thượng kiểu Phan Cự Đệ - Hà
Minh Đức” v.v… đã, đang và sẽ không thể còn có chỗ trong lòng thế hệ người đọc
hiện nay. Cách đây hơn ¼ thế kỷ, sự truy vấn trách nhiệm về căn nguyên, cội nguồn
cái ác, cái lưu manh, cái khốn nạn đã tàn phá nhân dân này, đất nước này của
bài thơ “ Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc” , đến nay (2015) vẫn nóng bỏng tính thời sự. Đó
mới là cốt lõi của thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến người đọc. Bình không ra
cái thông điệp đó là thất bại của nhà phê bình đấy, thưa ông . Nhân ngày đầu
năm, có mấy lời mạo muội gửi tới ông.
Trân
trọng! Hà Định Văn.
Xin
cảm ơn ông Phạm Đức Nhì về bài phê bình sâu sắc rất thuyết phục này. Kính chúc
ông thật nhiều sức khỏe, ngày cuối tuần có nhiều niềm vui.
Kính
thư. Hà Định Văn.
6/
Chào
ông Hà Định Văn Không biết đâu là Họ, đâu là Tên - nếu sai, mong lượng thứ.
Cám ơn ông đã đọc bài Bình Thơ mà tôi đã bỏ vào khá nhiêu công sức.
Tôi
đã viết Lời Bình cho 3 bài thơ phản kháng. Đang viết một bài Tổng Hợp để So
Sánh. Nếu ông không phản đối, có thê tôi sẽ trích một phần (hay toàn thể) thư
ông vừa gởi cho tôi để đưa vào bài viết trên. Coi như đây là lời xin phép.
Nhân
tiện gởi ông Lời Bình của 2 bài thơ phản kháng khác.
Chúc
ông vui khỏe.
Phạm
Đức Nhì
7/
Kg
Nhà Thơ, Nhà Phê Bình Văn Học Phạm Đức Nhì.
Chiều
nay tôi đã đọc xong lần thứ hai chùm 3 bài phê bình của ông: Bánh Vẽ – Tạ Lỗi
Trường Sơn – Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc.
Thật
là quá hay, quá sâu sắc. Rất cảm ơn ông. Trong email trước, với tư cách một người
đọc, tôi có nêu một số ý kiến cá nhân về bài của ông Chu Văn Sơn bình bài thơ Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc trên VanViet, nếu thấy có
chút ít gì chia sẻ được cùng bạn đọc, ông cứ tùy nghi sử dụng.
Trân
trọng kính chào ông.
Kính
thư Hà Định Văn.
8/
Thưa
ông Hà Định Văn,
Bài viết tổng hợp của tôi chưa xong nhưng tôi đã góp nhặt thư từ trao đổi của ông và tôi thành một "bài" với cái tựa Trao Đổi Với Ông Hà Định Văn. Tôi có bỏ một vài đoạn không cần thiết.
Tôi
gởi đến ông đọc thử. Nếu ông cho phép tôi sẽ phổ biến bài viết coi như một cuộc
đối thoại văn học nho nhỏ.
Mong
tin ông,
Phạm Đức Nhì
9/
Nhà
Thơ , Nhà Phê Bình Phạm Đức Nhì kính mến.
Cảm
ơn ông đã gửi cho tôi đọc lại các ý kiến nhỏ mà chúng ta đã trao đổi và đã được
ông "góp nhặt" như ông nói là một cuộc "đối thoại văn học nho nhỏ".
Vâng! Xin ông cứ đưa lên trang Web để bạn đọc cùng tham khảo.
Kính
thư
Hà Định
Văn.
Chú
Thích:
1/
Tiến Sĩ Văn Chương, tác giả bài viết Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc - Tiếng Thơ Quằn Quại
Bi Hùng. Độc giả có thể đọc bài viết ấy qua link:
10/
Rất
cảm ơn Nhà Thơ, Nhà Phê Bình Phạm Đức Nhì.
Tôi vừa cùng hai người bạn đồng niên
yêu văn học đã đọc bài viết này (So Sánh Ba Bài Thơ Phản Kháng). https://binhthochonloc.blogspot.com/2021/09/ba-bai-tho-phan-khang-loi-binh-va-so.html
Chúng tôi đều rất tâm đắc về sự phân tích, so
sánh sâu sắc, khách quan , xác đáng của ông. Ở trong nước, cho đến nay vẫn chưa
thấy (hoặc có mà chưa xuất hiện) một thầy giáo chuyên ngành ngữ văn nào ở bậc đại
học và trên đại học có những bài giảng như vậy, để giúp học trò hiểu đúng về một
tác giả và tác phẩm nổi tiếng của họ.
Xin trân trọng cảm ơn ông.
Hà Định Văn.
Thư Của Nhà Thơ Nguyễn Khôi
Thân gửi : Nhà thơ Phạm Đức Nhì,
Đây là một "Tiểu luận bình thơ" xưa nay chưa từng có ở Việt Nam (cả trong/ ngoài nước) kể từ khi nhóm Nhân Văn -Giai Phẩm "phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu" (1956). Có thể nói là lý lẽ rất sắc sảo, rất HAY, rất xác đáng và đích đáng, có tác dụng làm thức tỉnh những ai đã mấy chục năm qua chỉ quen thưởng thức một chiều (lề phải) về Thơ Tố Hữu , Chế Lan Viên (ở mảng Ngợi ca "Người thay đổi đời tôi/Người thay đổi Thơ Tôi", chứ chưa phải thời viết Di cảo , trước khi chết).
Theo thiển ý của NK thì Phạm Đức Nhì nên đổi lại đầu đề là : SO SÁNH 3 SIÊU PHẨM THƠ PHẢN BIỆN
Lý giải :
- Phản kháng là nói trái lại, chống đối 1 chiều, quyết liệt nhưng chưa chắc đã có tính thuyết phục.
- Phản biện, tuy cũng là nói trái lại, nhưng là nói có lý lẽ, phân tích phải/ trái, đúng sai... của "người cùng đội ngũ / lề phải" (không thuộc phe lề trái / phản động) nhằm "giải mê", làm thức tỉnh đồng chí/ đồng bào thấy được "sự thật" (bản chất của chế độ xã hội/ thời thế mà họ đang sống).
- Phản biện, tuy cũng là nói trái lại, nhưng là nói có lý lẽ, phân tích phải/ trái, đúng sai... của "người cùng đội ngũ / lề phải" (không thuộc phe lề trái / phản động) nhằm "giải mê", làm thức tỉnh đồng chí/ đồng bào thấy được "sự thật" (bản chất của chế độ xã hội/ thời thế mà họ đang sống).
Ba bài đều HAY, đạt mức SIÊU PHẨM THƠ PHẢN BIỆN...
Trong 3 bài thì bài "Nhìn từ xa Tổ Quốc của Nguyễn Duy" là hay hơn cả, nó là "một tác phẩm lớn" có tác dụng thức tỉnh rất rộng và rất sâu đối với mọi tầng lớp người Việt Nam trong và ngoài nước (kiểu hãy mở mắt ra mà nhìn thực trạng Đất nước...) : ý mới, tứ lạ, hình tượng thơ sống động ,ngôn ngữ điêu luyện...Thi pháp Nguyễn Duy ở bài thơ này đã đạt đỉnh cao về "thơ hiện thực phê phán" có giá trị phúng dụ cao.
Bài "Bánh vẽ " của Chế lan Viên... qua lời bình của Phạm Đức Nhì đã bóc mẽ rất thật "chân tướng Chế lan Viên " : thông minh /tài - cơ hội- ác. Bài thơ là một sự phản tỉnh "huỵch toẹt" của Chế , nhưng vẫn "rất cơ hội" để phải khi đã chết rồi mới dám cho vợ công bố (kiểu để hạ cánh an toàn một cách chắc chắn đã...), Thơ khô, khó đọc, không hấp dẫn ...chỉ số ít người hiểu được "thâm ý" của Chế, nên tác dụng không rộng rãi...
Bài "Tạ Lỗi Trường Sơn" của "Nhà thơ Quê hương là chùm khế ngọt" khá HAY, đượm...tuy vậy nó chỉ như một cơn gió thoảng qua. ít người để ý.
Đôi lời thô thiển , cảm nghĩ...NK xin được bày tỏ, chia sẻ cùng Nhà thơ Phạm Đức Nhì...có điều gì bất cập, xin được lượng thứ.
Hà Nội 17-8-2016
Kính : Nguyễn Khôi