Bài bình thơ của tôi Đọc Bài Thơ Nhục Nhã Ê Chề Đau Xé Ruột nẩy sinh một cuộc tranh luận văn chương nho nhỏ.
Độc giả, nếu muốn, có thể đọc theo link sau đây:
Anh Nhì bình luận về Thơ Cô Giáo Lam quá tuyệt; đúng là anh
đã "chắp cánh" cho bài thơ bay cao, bay xa hơn nữa...
TN lại xin FW đến quý ACE & các bạn cùng thưởng thức nhé!
Nhưng 2 người bạn của chị Tuyết Nga lại có cách nhìn nhận, đánh giá khác. Chị hoài Niệm viết:
Phải công nhận nhà thơ đã … chắp cánh cho bài thơ … bay cao, bay xa như lời chị Tuyết Nga viết…. Cảm ơn thì ...cảm ơn , nhưng tôi lại thấy có vấn đề...không ổn trong bài "bình thơ của nhà thơ PĐN
Hai chữ “ngộ” và “lạ” nhà thơ cho là ... đồng nghĩa, trùng ý?
Ngộ là ngộ, là hay quá, dễ thương quá, tiếng...địa phương được dùng rất dễ thương, có thể nói: “cô gái ấy ngộ quá", là xinh quá đó......Riêng tôi có thể nói “cô giáo Lam này làm bài thơ ngộ quá, tôi rất thích", là bài thơ quá hay,
Cũng có thể khi người ta ..bất bình một ai đó , mà không muốn ..nặng lời , người ta có thể nói " cái ông này...ngộ ghê chưa ( hay cái ông này.... lạ ghê chưa), chuyện đó ông... xía dzô làm gì?" có thể từ câu này nhà thơ cho là hai từ ngữ ...đồng nghĩa ?
Còn lạ là...lạ, ai mà không biết mình là...người lạ, chẳng quen nhau nên không có vấn đề gì để...tranh cãi...
Làm sao hai từ ngữ này hoàn toàn ... đồng nghĩa và trùng ý? người đọc rất dễ dàng nhận ra sự khác biệt mà.
Chữ “ngộ” và chữ “lạ” đồng nghĩa; 2 câu thơ trùng ý ̣(trích bài viết của NT PĐN)
Và ..những bất công cũng đâu có...thừa, người ta có thể nhấn mạnh thêm quá nhiều - nhiều ̣điều bất công, bằng chứng là trong vài câu văn của nhà thơ cũng viết … “những bất công” đó.
Sau đó anh Tao An góp ý thêm:
“… Trong kỹ thuật viết, không chỉ trong thi ca, kể cả văn xuôi, kiêm luôn cả nhạc, có lúc sự lập lại là chủ ý của tác giả dùng để nhắc lại điều quan trọng hay ý chính để đọc giả dễ bắt nắm. Cho dù TG bài thơ có dùng lại chữ “ngộ” lần thứ hai cũng không vi phạm luật lệ nào cả. Trong bài diễn văn “I have a dream” của Martin Luther King, cụm từ “I have a dream” được lập đi lập lại nhiều lần để nhấn mạnh điều ước muốn của mình. Áng văn này đã đi vào văn học sử và là mãu mực cho học sinh tập viết văn.
Môi trường ở đây mà bình thơ kiểu “chấm điểm thí sinh” có vẻ thiếu tế nhị, có vẻ vẽ rắn thêm chân không cần thiết.
Nếu chúng ta đã đồng ý phần nội dung hãy để bài thơ sống cho đúng ý nghĩa của bản thân nó, đừng tạo cơ hội cho kẻ thù có lý do phản lại.”
Trả Lời Chị Hoài Niệm
Về chữ “ngộ”
Để ‘nói có sách, mach có chứng” tôi đã tra cứu vài cuốn tự điển Việt Nam thì thấy “ngộ” (tĩnh từ) có 2 nghĩa: 1/ lạ, trái thường (TĐ Khai Trí Tiến Đức) và lạ lùng, kỳ quặc, khác thường (những tự điển tiếng Việt trên mạng khác). 2/ ngộ nghĩnh, kháu khỉnh, đẹp, dễ thương.
Như vậy chị HN đã đúng một nửa – “ngộ” cũng có nghĩa là ngộ nghĩnh, đẹp, dễ thương. Nhưng khi đọc thơ không thể cứ lấy một nghĩa trong tự điển để gán cho một chữ nào đó trong câu thơ, bài thơ. Người đọc thơ phải đặt chữ đó trong khung cảnh bài thơ để truy tìm nghĩa của nó. Chúng ta thử đọc lại đoạn đầu của bài thơ:
Đất nước mình ngộ quá phải không anh?
Bốn ngàn tuổi mà sao không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi
Hoàn cảnh đất nước như thế thì có gì “đẹp, dễ thương” đâu! Vì thế chữ “ngộ” ở đây không thể hiểu là “ngộ nghĩnh, dễ thương” được, vì nếu đất nước mình “đẹp, dễ thương” thì cô giáo Trần Thị Lam đâu phải viết những vần thơ đau xé ruột như thế. Như vậy chữ “ngộ” chỉ có thể được hiểu là “lạ lùng, kỳ quặc, khác thường, không giống ai”. Chị HN đã hiểu nghĩa chữ “ngộ” sai vì đã không đặt nó trong "khung cảnh bài thơ".
Về câu “Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi”
Chị HN viết “Và … những bất công cũng đâu có ... thừa, người ta có thể nhấn mạnh thêm quá nhiều- nhiều ̣điều bất công”.
Nếu muốn nhấn mạnh có nhiều điều bất công người ta có thể viết:
“Trước đầy dẫy bất công…”
hoặc:
“Trước muôn vạn bất công …”
Chứ nếu chỉ muốn độc giả hiểu “bất công” ở số nhiều thì chỉ cần viết:
“Trước bất công vẫn không biết kêu đòi”
Chữ “những” thừa vì “bất công” đã được hiểu ngầm là số nhiều. Và chữ “vẫn” cũng trở thành lỏng lẻo, muốn rơi ra khỏi câu thơ.
Trong bài viết tôi cũng dùng “những bất công” vì tôi trích dẫn thơ của cô giáo Trần Thị Lam. Chắc chị HN cũng biết là trích thơ của tác giả thì phải trích nguyên văn, không được sửa chữa.
Trả Lời Anh Tao An
Phần này có 3 ý:
1/ Về chuyện “điệp ngữ, điệp ý”
Tôi nhớ ngày xưa ở Trung Học thầy giáo dạy Việt Văn, khi dạy về “điệp ngữ, điệp ý” trong văn chương có nói “Điệp ngữ, điệp ý là một biên pháp tu từ, nếu dùng khéo sẽ lôi kéo sự chú ý của đôc giả vào điều tác giả muốn nhấn mạnh, sẽ làm câu thơ, câu văn đẹp hơn, mạnh hơn nhiều”. Nhưng sau đó ông lại dặn dò “Tuy nhiên nếu lạm dụng hoặc sử dụng điệp ngữ, điệp ý không đúng chỗ, không khéo thì câu thơ, câu văn sẽ lủng củng, mất đẹp, gây cảm giác khó chịu cho độc giả.”
Tôi đơn cử một thí dụ:
“Xưa thật là xưa nhớ mấy cho vừa nhớ mẹ kể đêm mưa. Có ông vua trẻ xuất binh qua rừng dẹp quân xâm lấn” (Hoa Trinh Nữ, Trần Thiện Thanh). Tác giả cố tránh điệp ngữ, đã đổi chữ “quân” thành chữ “binh” nhưng ý vẫn hơi bị “giống” nên câu văn vẫn hơi gượng, mất hay.
Cho nên khi anh Tao An viết:
"Trong kỹ thuật viết, không chỉ trong thi ca, kể cả văn xuôi, kiêm luôn cả nhạc, có lúc sự lập lại là chủ ý của tác giả dùng để nhắc lại điều quan trọng hay ý chính để đọc giả dễ bắt nắm. Cho dù TG bài thơ có dùng lại chữ “ngộ” lần thứ hai cũng không vi phạm luật lệ nào cả. Trong bài diễn văn “I have a dream” của Martin Luther King, cụm từ “I have a dream” được lập đi lập lại nhiều lần để nhấn mạnh điều ước muốn của mình. Áng văn này đã đi vào văn học sử và là mãu mực cho học sinh tập viết văn."
anh đã không sai hoàn toàn nghĩa là chỉ đúng một nửa – đúng như phần đầu lời khuyên của thầy dạy Việt Văn. Điều đáng tiếc là anh đã không chịu chú ý lắng nghe - hoặc nghe rồi mà lại quên - phần sau của lời khuyên đó.
2/ bình thơ kiểu “chấm điểm thí sinh” có vẻ thiếu tế nhị, có vẻ vẽ rắn thêm chân không cần thiết.
Anh Tao An đã dùng câu tục ngữ “vẽ rắn thêm chân” rất sai lạc. “Vẽ rắn thêm chân” là “ăn không nói có”. bịa chuyện ra để nói - rắn, trên thực tế không có chân mà khi vẽ rắn lại thêm chân vào. Ở đây những khuyết điểm của bài thơ là “có thật”, anh không chứng minh lời bình của tôi sai mà đã vội vu khống là tôi bịa chuyện. Như vậy là anh đã chơi không đẹp với tôi rồi đó nha.
Thật ra bình thơ, nếu hiểu rộng ra một chút, cũng có nghĩa là “chấm điểm bài thơ” theo cái nhìn, cách đánh giá của người bình.
3/ Nếu chúng ta đã đồng ý phần nội dung hãy để bài thơ sống cho đúng ý nghĩa của bản thân nó, đừng tạo cơ hội cho kẻ thù có lý do phản lại.
Bình thơ mà chỉ khen, chỉ nói về ưu điểm, còn khuyết điểm phải lờ đi vì sợ bị chê là “vẽ rắn thêm chân” thì là Nịnh Thơ chứ đâu còn là bình thơ nữa. Bài thơ có khuyết điểm mà người bình thơ không nói đến chỉ có 2 trường hợp:
Bài thơ của cô giáo Lam xuất hiện đúng lúc với đề tài mang tính thời sự nóng bỏng, kỹ thuật thơ vững vàng lại viết bằng tấm lòng chân thật, nhiều cảm xúc nên được người đọc khắp nơi nồng nhiệt đón chào. Những bài thơ như thế, trong bối cảnh chính trị của nước nhà, có sức mạnh như một đoàn quân tinh nhuệ. Tôi theo dõi tiếng vang của nó trên báo chí và các diễn đàn văn học với tâm trạng vui mừng.
Tôi viết bài này xong đã khá lâu nhưng gắng chờ cho “nỗi nhục nhã ê chề đau xé ruột” của bài thơ thấm thật sâu vào tim óc mỗi người dân Việt Nam mới đem trình làng. Thú thật là tôi yêu bài thơ của cô giáo Lam nhưng yêu vì giá trị nghệ thuật của bài thơ với tấm lòng của người thưởng thức thơ chứ không yêu cái kiểu “khi yêu thì trái ấu cũng tròn”.
Yêu thơ kiểu đó chỉ làm khổ thơ.
CHÚ THÍCH:
1/ Cũng có trường hợp khiếu nại nhưng cực ít.
2/ Ý của chị Tuyết Nga
Hạ tuần tháng 5/ 2016
Phạm Đức Nhì
nhidpham@gmail.com
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Không có nhận xét nào:
Không cho phép có nhận xét mới.