Vài Lời Biện Minh Cho Cô Giáo Trần Thị Lam
Tuần vừa qua bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh? của cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh được rất nhiều người đọc ở hải ngoại ca ngợi. Tôi nhận được một email cho biết đã có 6 nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ. Tôi đã nghe nhạc, đọc thơ và rất xúc động. Thế rồi trên trang web TVấn& Bạn Hữu lại có bài viết Thư Gửi Cô Giáo Trần Thị Lam – Hà Tĩnh của nhà văn nữ Thiên Lý trong đó chị “phàn nàn” về cách gộp tuổi trong bài thơ của cô giáo. Chị viết:
“Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
mà tính từ mốc lịch sử bốn ngàn năm thì tôi hoàn toàn không đồng ý.”
Tôi có người bạn làm ăn khá thành công ở Mỹ. Mấy năm gần đây về Việt Nam hùn hạp đầu tư địa ốc. Gặp tôi tháng trước nó than: “Dành dụm được chút vốn dưỡng già bị thằng em họ lừa lấy hết. Giờ lại trắng tay”. Tôi chửi nó “Mày hơn sáu chục tuổi rồi mà khờ như đứa con nít; làm ăn cứ nắm lưỡi còn để người ta nắm cán”. Vợ nó chĩa vào “Chỉ khờ mấy năm nay thôi, chứ sáu chục năm trước ông ấy khôn như rận váy”. Tôi không phân định rạch ròi như vợ người bạn nhưng tự nghĩ câu chửi của tôi chẳng có gì sai sót cả.
Làm
thơ thỉnh thoảng tôi cũng nhận trong người mình có dòng máu của bà Triệu, bà
Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung để có thêm tự tin, hào khí nhưng cũng
có khi tôi bước vào trận chiến đơn thân độc mã (giả vờ quên hết những nhân vật
lịch sử kia) để lúc chiến thắng có thể mạnh tay vỗ ngực tự hào. Trường hợp cô
giáo TTL tặng thêm 4 ngàn tuổi cho mỗi người Việt Nam để làm nổi bật sự thơ
dại, yếu đuối của họ trước chính quyền, theo tôi, hoàn toàn hợp tình hợp lý. Đó
là một trong những quyền căn bản của thi sĩ.
Tiện đây xin có vài nhận xét về bài thơ.
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?
Đất nước mình ngộ quá phải không anh?
Bốn ngàn tuổi mà sao không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh?
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh?
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh?
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
TRẦN THỊ LAM
Về hình thức, bài thơ được viết theo thể Thơ Mới trường thiên, gồm 5 đoạn, mỗi đoạn 4 câu, mỗi câu thường là 8 chữ nhưng khi cần cũng được thay đổi một cách tự nhiên, vần trắc liên tiếp ở câu 2 và câu 3.
Về nội dung, bài thơ có 5 đoạn nhưng hồn cốt nằm ở đoạn thứ nhất:
Đất nước mình ngộ quá phải không anh?
Bốn ngàn tuổi mà sao không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Những bất công lớn trong đất nước mình được cô giáo liệt kê ở những đoạn thơ sau:
Đất nước mình lạ quá phải không anh?
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh?
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Tài nguyên của quốc gia cạn kiệt, một phần bị khai thác phí phạm để quan chức bỏ túi riêng, một phần lãnh đạo ngậm miệng ăn tiền để ngoại bang tự tung tự tác.
Bất Công Đến Đáng Thương
Đất nước mình thương quá phải không anh?
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Nợ công chồng chất trong khi giới lãnh đạo chóp bu mỗi người có tài khoản hàng trăm triệu, nhiều người hàng tỉ đô la ở ngân hàng ngoại quốc. Số nợ công to lớn ấy sau này lại đè nặng trên lưng, trên vai của con cháu chúng ta.
Đất Nước Sẽ Về Đâu?
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
Cuối cùng là câu hỏi đau xé ruột cho mỗi người Việt Nam: “Đất nước sẽ về đâu?”
Khi đọc những đoạn sau nếu độc giả thấy dậy lên trong đầu mình một câu hỏi thì cứ quay lại đoạn đầu. Đó là phần quan trọng nhất, đoạn hay nhất của bài thơ; nó là nguyên nhân, là câu trả lời cho những câu hỏi “Tại Sao?”
Bài thơ có 2 lỗi kỹ thuật rất nhỏ không ảnh hưởng đến tứ thơ - như 2 cộng rác – có thể nhặt đi bất cứ lúc nào.
1/ Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi: chữ những hơi thừa.
2/ Đất nước mình ngộ quá phải không anh? (câu 1, đoạn 1)
Và
Đất nước mình lạ quá phải không anh? (câu 1, đoạn 2)
Chữ “ngộ” và chữ “lạ” đồng nghĩa; 2 câu thơ trùng ý.
Tóm lại, ĐNMNQPKA là bài thơ rất hay. Hình thức tương đối phóng khoáng tuy không có gì mới lạ lắm. Nhưng nội dung thì không chê vào đâu được; những “bất công” (đoạn 2+3+4 hỗ trợ cho đoạn 1) được chọn lựa kỹ, có tính điển hình, ngôn ngữ chính xác mà gợi cảm, tứ thơ cô đọng, sâu sắc, thế trận chữ nghĩa chặt chẽ, đặc biệt phép ẩn dụ ở đoạn 1 thật tuyệt vời. Đọc xong, thi vị của bài thơ - nỗi bàng hoàng đau đớn - vẫn còn vương vấn mãi trong tâm hồn.
1/ Chửi đúng điều đáng chửi: những kẻ bị chửi không cãi vào đâu được.
2/ Chửi “nặng” nhưng lời lẽ nhẹ nhàng, khéo léo: chửi sỗ sàng, ngoa ngắt quá thì chúng coi là đồ hạ cấp, không thèm để ý, không thèm nghe; chửi nhẹ quá thì không đủ ép – phê
3/ Chửi “đúng thời vụ”: nhân vụ xả độc ở Vũng Áng, cá chết lền khên, gây thảm họa môi trường, toàn dân Việt và cả thế giới quan tâm.
4/ Chửi bằng tấm lòng chân thật: cảm xúc dạt dào.
5/ Chửi hay: tứ thơ hay quá, ẩn dụ tuyệt vời, càng đọc, càng nghe, càng ngẫm nghĩ càng thấm
Chỉ cần tứ thơ, hồn thơ thấm vào tim một phần trăm (1%) dân số Việt Nam khiến họ không thể chịu được nỗi nhục nhã ê chề, đứng lên kêu đòi thay đổi thì chúng ta sẽ có cả gần một triệu người dấn thân, tạo thành một làn sóng, một phong trào, nước Việt mến yêu của chúng ta sẽ có cơ may thoát khỏi tình trạng bi đát hiện nay. Nếu được như thế bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh? sẽ hiên ngang bước vào văn học sử và cô giáo Trần Thị Lam sẽ trở thành một anh hùng lịch sử của dân tộc Việt.
Mong được như thế lắm thay.
05/06/2016
Tiện đây xin có vài nhận xét về bài thơ.
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH?
Đất nước mình ngộ quá phải không anh?
Bốn ngàn tuổi mà sao không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Đất nước mình lạ quá phải không anh?
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Đất nước mình buồn quá phải không anh?
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Đất nước mình thương quá phải không anh?
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
TRẦN THỊ LAM
Kỹ
Thuật Thơ
Về hình thức, bài thơ được viết theo thể Thơ Mới trường thiên, gồm 5 đoạn, mỗi đoạn 4 câu, mỗi câu thường là 8 chữ nhưng khi cần cũng được thay đổi một cách tự nhiên, vần trắc liên tiếp ở câu 2 và câu 3.
Về nội dung, bài thơ có 5 đoạn nhưng hồn cốt nằm ở đoạn thứ nhất:
Đất nước mình ngộ quá phải không anh?
Bốn ngàn tuổi mà sao không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…
Cái “ngộ” lớn
nhất là đất nước mình đã 4 nghìn tuổi mà “sao không chịu lớn”. Ở đây cô giáo đã
sử dụng một ẩn dụ thật hay – ví người dân Việt nam như đứa bé chưa rời vú mẹ, vẫn
còn bú mớm vì “Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi”. Lời lẽ của đoạn
thơ rất đúng, rõ ràng và trong sáng, không cần và cũng không thể giải thích gì
thêm nữa. Chúng như một lưỡi dao dài và sắc đâm thẳng vào trái tim mỗi người Việt
Nam. Bạn là người Việt Nam ư? Nếu có chút kiến thức, còn chút lương tri, danh dự
khi đọc những dòng thơ này đều sẽ tự động cúi đầu nuốt nhục.
Cái hay, cái
tài của cô giáo Trần Thị Lam là lời lẽ của cô vừa chân thật vừa nhẹ nhàng, khéo
léo nên lưỡi dao của cô đâm nát tim gan của không biết bao nhiêu người - từ người
dân bình thường đến đám đông tự xem mình là sĩ phu yêu nước - nhưng họ không những không thể nào ghét cô được
mà nhiều khi còn quý mến, kính trọng, cảm phục cô nữa.
Những bất công lớn trong đất nước mình được cô giáo liệt kê ở những đoạn thơ sau:
Bất Công Đến Lạ Lùng
Đất nước mình lạ quá phải không anh?
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…
Cái bất công đầu tiên là “Sinh mạng con
người chỉ bằng cái móng tay” nhưng người ta lại vung hàng nghìn tỉ vào những dự
án, những công trình phù phiếm, không phục vụ lợi ích của người dân. Mà điều lạ
là không ai nhận lãnh trách nhiệm, hậu quả về việc phí phạm tài sản chung đó.
Bất Công Đến Buồn Thảm
Đất nước mình buồn quá phải không anh?
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…
Tài nguyên của quốc gia cạn kiệt, một phần bị khai thác phí phạm để quan chức bỏ túi riêng, một phần lãnh đạo ngậm miệng ăn tiền để ngoại bang tự tung tự tác.
Bất Công Đến Đáng Thương
Đất nước mình thương quá phải không anh?
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…
Nợ công chồng chất trong khi giới lãnh đạo chóp bu mỗi người có tài khoản hàng trăm triệu, nhiều người hàng tỉ đô la ở ngân hàng ngoại quốc. Số nợ công to lớn ấy sau này lại đè nặng trên lưng, trên vai của con cháu chúng ta.
Đất Nước Sẽ Về Đâu?
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
Cuối cùng là câu hỏi đau xé ruột cho mỗi người Việt Nam: “Đất nước sẽ về đâu?”
Khi đọc những đoạn sau nếu độc giả thấy dậy lên trong đầu mình một câu hỏi thì cứ quay lại đoạn đầu. Đó là phần quan trọng nhất, đoạn hay nhất của bài thơ; nó là nguyên nhân, là câu trả lời cho những câu hỏi “Tại Sao?”
Lỗi
Kỹ Thuật
Bài thơ có 2 lỗi kỹ thuật rất nhỏ không ảnh hưởng đến tứ thơ - như 2 cộng rác – có thể nhặt đi bất cứ lúc nào.
1/ Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi: chữ những hơi thừa.
2/ Đất nước mình ngộ quá phải không anh? (câu 1, đoạn 1)
Và
Đất nước mình lạ quá phải không anh? (câu 1, đoạn 2)
Chữ “ngộ” và chữ “lạ” đồng nghĩa; 2 câu thơ trùng ý.
Tóm lại, ĐNMNQPKA là bài thơ rất hay. Hình thức tương đối phóng khoáng tuy không có gì mới lạ lắm. Nhưng nội dung thì không chê vào đâu được; những “bất công” (đoạn 2+3+4 hỗ trợ cho đoạn 1) được chọn lựa kỹ, có tính điển hình, ngôn ngữ chính xác mà gợi cảm, tứ thơ cô đọng, sâu sắc, thế trận chữ nghĩa chặt chẽ, đặc biệt phép ẩn dụ ở đoạn 1 thật tuyệt vời. Đọc xong, thi vị của bài thơ - nỗi bàng hoàng đau đớn - vẫn còn vương vấn mãi trong tâm hồn.
Có thể nói đây là bài thơ của một người Việt
Nam chửi con người Việt Nam tàn tệ nhất, xúc phạm đến danh dự người Việt Nam nặng
nề nhất. Điều đáng nói là hàng bao nhiêu triệu người bị chửi - đặc biệt là những
người góp phần to lớn tạo ra những bất công, những trí thức khoa bảng, nhà văn
nhà thơ - đều cúi mặt ngậm tăm. Tại sao vậy? Vì bài thơ chửi đã hội đủ 5 điều
kiện sau đây:
1/ Chửi đúng điều đáng chửi: những kẻ bị chửi không cãi vào đâu được.
2/ Chửi “nặng” nhưng lời lẽ nhẹ nhàng, khéo léo: chửi sỗ sàng, ngoa ngắt quá thì chúng coi là đồ hạ cấp, không thèm để ý, không thèm nghe; chửi nhẹ quá thì không đủ ép – phê
3/ Chửi “đúng thời vụ”: nhân vụ xả độc ở Vũng Áng, cá chết lền khên, gây thảm họa môi trường, toàn dân Việt và cả thế giới quan tâm.
4/ Chửi bằng tấm lòng chân thật: cảm xúc dạt dào.
5/ Chửi hay: tứ thơ hay quá, ẩn dụ tuyệt vời, càng đọc, càng nghe, càng ngẫm nghĩ càng thấm
Kết
Luận
Chỉ cần tứ thơ, hồn thơ thấm vào tim một phần trăm (1%) dân số Việt Nam khiến họ không thể chịu được nỗi nhục nhã ê chề, đứng lên kêu đòi thay đổi thì chúng ta sẽ có cả gần một triệu người dấn thân, tạo thành một làn sóng, một phong trào, nước Việt mến yêu của chúng ta sẽ có cơ may thoát khỏi tình trạng bi đát hiện nay. Nếu được như thế bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh? sẽ hiên ngang bước vào văn học sử và cô giáo Trần Thị Lam sẽ trở thành một anh hùng lịch sử của dân tộc Việt.
Mong được như thế lắm thay.
05/06/2016
Phạm Đức Nhì
Blog chuyên bình thơ
phamnhibinhtho.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Không cho phép có nhận xét mới.