Tháng 6/ 2016 anh Lê Mai
Lĩnh và tôi có một cuộc tranh luận văn
chương không được hòa nhã lắm. Mời độc giả đọc bài Văn Chương Đâu Phải Là Đơn
Thuốc theo link dưới đây:
http://phamnhibinhtho.blogspot.com/2016/06/van-chuong-au-phai-la-on-thuoc.html
(Năm năm sau cuộc tranh luận về bài thơ Tống Biệt Hành ấy anh và tôi có một cuộc đối thoại ngắn dưới một bài bình thơ của tôi trên Facebook như sau:
Tôi còn nợ anh món nợ TỐNG BIỆT
HÀNH, nghĩa là sau này nghĩ lại, tôi thiển cận, nghĩa là anh ĐÚNG tôi SAI
.
Hì hì
Thôi, vụ Tống Biệt Hành, chúng
ta “bắt tay” cho vui vẻ.
Tôi cũng thích lối phản biện văn chương của anh – rõ ràng, mạnh mẽ và “độc”.
OK. Bắt tay. Cảm ơn anh.
Lâu nay tôi vẫn lấn cấn đó
Sau 5 năm mới có cuộc đối thoại ngắn ngủi đó kể cũng hơi lâu. Nhưng đây là những lời chân tình của một bậc đàn anh trong giới văn chương như anh Lê Mai Lĩnh thì thời gian chờ đợi kể cũng đáng.
Nói là nói vui vậy thôi chứ chả ai cứ sau mỗi lần tranh luận lại ngồi … chờ đợi. Cái vui ở đây là được thấy cách hành xử cao thượng của một nhà thơ, nhà văn kỳ cựu, có máu mặt.
Phạm Đức Nhì xin được bày tỏ lòng ngưỡng mộ và cảm phục.
Sau đó, đọc những bài bình thơ của
tôi trên FB anh thường có những bình luận rất ưu ái.
Thí dụ:
Hay lắm. Không có NHI PHẠM thứ hai khúc chiết, chi ly như thế trọng sinh hoạt phê bình văn học thời nay.
Tôi
không nói quá đâu.
Còn viết riêng cho tôi anh cũng vỗ về hết mức:
"Ngoài thiên phú, bạn có vốn sống và căn bản kiến thức; mình đoán vậy
Không có đủ ba thứ đó viết không vững như bạn được."
Trao Đổi Về Thi Pháp
Tôi với anh cũng có vài cuộc trò chuyện về Thi Pháp trong một số bài thơ của anh. Thấy anh có vẻ thật tình mong muốn tìm hiểu về mảng đề tài mà tôi đã bỏ nhiều công sức học hỏi, nghiên cứu nên tôi cũng dành thời gian trao đổi với anh.
Anh thường đặt vấn đề, tôi tạo một cái sườn gởi
qua email rồi sau đó anh em trò chuyện qua Facebook (facetime). Vì là trao đổi
riêng nên tôi chân tình nói thẳng, nói
thật. Và anh cũng vui vẻ, cám ơn.
Thế rồi mới đây anh nhắn tin cho tôi:
“Bạn xem bài thơ mới đăng, Lời Tỏ Bày Cùng Các Con
Từ đầu tới cuối, hồn thơ và mạch thơ, có liên tục, cao trào không , thưa ngài”
Nể lời anh tôi đã gởi cho anh lời nhận xét “xổi” - chỉ viết trong 5 phút – làm cái sườn để trò chuyện (tôi dự định sẽ cùng anh chuyện trò trao đổi thêm nữa).
Không hiểu sao anh LML đã đăng nhận xét lên FB và nhà bình thơ Châu Thạch đã vin vào đó để viết những lời bình cho bài thơ và nhân tiện lấy cớ chỉ trích tôi.
Tôi chưa hề và cũng sẽ không trách cứ anh Lê Mai Lĩnh về chuyện này. Nhưng dân chơi thơ như anh Châu Thạch mà lại đem những “trao đổi riêng tư bất thành văn” của người ta ra mà “phản biện” thì tệ quá.
Tệ hơn nữa là anh còn viết trong bài “phản biện” của mình:
Những nhận xét trên của
nhà phê bình Phạm Đức Nhì đã được nhà thơ Lê Mai Lĩnh đăng công khai trên trang
facebook của ông, điều đó có lẽ theo tôi là một cách trả lời khéo léo vừa thâm thúy vừa cao thượng của nhà
thơ Lê Mai Lĩnh.
Phát biểu trên của anh Châu Thạch đã chứng tỏ anh không những kém cỏi trong lề thói giao tiếp với bè bạn văn chương mà còn mù tịt về phương cách đối nhân xử thế.
Kết quả là anh đã nịnh không khéo nên “muốn nâng bi mà thành ra bóp dế”.
Nhưng nhận xét riêng tư của tôi với anh Lê Mai Lĩnh về khuyết điểm của bài thơ Lời Tỏ Bày Cùng Các Con còn chưa đủ. Nếu nhận xét đầy đủ và cẩn thận, phải như sau đây:
Ngôn
ngữ thô ráp
Câu
chỉ diễn nghĩa, không có nét đẹp văn chương.
Câu
cuối tệ quá – “giữ làm người” quá dở.
Dùng/
sử dụng - điệp ý vụng về
Phân
mảnh đứt đoạn, tứ thơ không có dòng chảy.
Không
có dòng âm điệu
Không
có dòng cảm xúc
Không
có cao trào
Không
có hồn thơ
Lý
trí nhiều, ít tình / chỉ có cảm xúc tầng 1, tầng 2 – không có cảm xúc tầng 3
nghĩa là còn nhiều khuyết điểm hơn nhận xét trước.
Có một chỗ tôi sai:
Thẳng/
thẳng – không nên gieo “vần nguyên chữ”
Nhà thơ Trần Thị Cổ Tích chỉ ra và tôi đã nhận sai. “Thẳng/thẳng có chức năng nhấn mạnh, làm câu thơ mạnh hơn.
Dưới bài bình thơ của anh Châu Thạch nhà thơ Trần
Thị Cổ Tích có một bình luận như sau:
Đúng là bài
này chỉ như văn xuôi xuống dòng nhưng nhà thơ LML đã có những câu thơ,
những bài thơ độc đáo. Tìm đọc trên mạng sẽ gặp.
Thơ “chỉ như văn xuôi xuống dòng” mà
anh Châu Thạch còn cố “tỏ bày sự đồng cảm
của mình về một bài thơ mà theo tôi không thể chê” thì không biết kiến thức
về thơ của anh đã “trốn” đi đâu mất hết rồi.
Về những khuyết điểm của bài
thơ tôi liệt kê trong “nhận xét” ở trên, nếu anh Châu Thạch không đồng ý bất cứ
điểm nào, tôi sẵn sàng tranh luận.
Một Bài Thơ Hay Của
Lê Mai Lĩnh
Chẳng cần tìm đâu xa. Tôi đã
gặp một bài như thế ngay trong inbox của mình. Anh Lê Mai Lĩnh trước đó đã gởi
cho tôi email:
Hai bài thơ ANH HỨA. Và MỘT CHIỀU MƯA Trước đây tôi viết
dạng thơ BẢY CHỮ. Nay tôi ngắt nhịp theo thơ TỰ DO. Nhờ bạn xem xem, như thế có
ỔN không, có làm cho bài thơ mới hơn không?
Vậy thôi.
Cứ nói thật nhận xét của bạn, đừng e dè gì cả, tôi muốn vậy.
ANH HỨA
Anh hứa
Sẽ không tiêu của em
Một đồng xu nào
Những đồng nhọc nhằn, chắt chiu
Góp gồm
Nhưng anh sẽ
Rộng rãi
Tiêu đời em
Như dời anh
Anh cho em phóng tay
Thỏa thích .
Anh hứa
Sẽ không cầm tay em
Bao giờ
Sợ chạm phải điều linh thiêng
Kỳ diệu
Nhưng anh sẽ
Bóp nát trái tim của em
Vì anh nghĩ
Anh có quyền làm như vậy.
Anh hứa,
Sẽ không chạm vào
Thịt đa của em
Sợ tan biến
Vỡ vụn
Khói sương
Nhưng anh sẽ dẫm nát
Cõi lòng của em
Vì anh nghĩ
Anh không thể làm khác được .
Anh hứa
Anh sẽ nỗi gió
Cho diều em lên cao
Cho tài năng, nhân sắc em
Lên cao
Nhưng hãy ở lại mặt đất
Cùng anh
Nghe em
Hời trái tim nồng
Người yêu dấu .
Anh Hứa là bài thơ không nhất khí liền mạch, chia làm 4 đoạn lại rất ít vần nên không có dòng âm điệu. Theo lệ thường thì sẽ không có dòng chảy tứ thơ, không có dòng cảm xúc, và dĩ nhiên, không có cao trào, không có hồn thơ.
May mắn cho người đọc thơ, thi phẩm tuy không
có lòng sông nhưng lại có 4 cơn sóng tình cực mạnh
nối tiếp nhau dâng trào ngay trên mặt đất. Hồn thơ bám theo trắng xóa cả một đoạn
đường dài.
Anh Hứa, theo tôi, là một viên ngọc bị dính bùn, phải nói là xuất sắc, đặc biệt cả về tứ thơ, ngôn ngữ, hình tượng, biện pháp tu từ, bố cục, có cả hồn thơ.
Khuyết điểm là có vài chữ sai chính tả, cách “dàn xếp câu chữ” trong đoạn thơ không đẹp, viết hoa đầu dòng bừa bãi và đáng trách nhất là có 2 doạn trùng ý (đoạn 2 và 3)
Nói chung, bài thơ cần nhiều công tu chỉnh, nhưng
thành quả sẽ là một thi phẩm có giá trị nghệ thuật cao.
Châu
Thạch Bình Thơ Không Bàn Thi Pháp
Dưới đây là bài bình thơ của Châu Thạch “Đọc Bài Thơ ‘Lời Tỏ Bày Cùng Các Con’ của anh Lê Mai Lĩnh”.
Các con hãy tha thứ cho cha
Vì quá tin đời nên cha lầm lỗi
Các con hãy tha thứ cho mẹ các con
Vì quá tin người nên bị lừa dối
Nội, sẽ nuôi các con lớn khôn
Ngọai, sẽ nuôi các con lớn khôn
Các chú, các bác, các cô, các cậu
Sẽ nuôi các con lớn khôn
Sau khi đưa 2 khổ thơ vào bài bình, Châu Thạch viết:
“Đây là hai khổ thơ mang hai nỗi đau, nỗi đau tin người nên sa cơ thất thế, nỗi đau làm cha không nuôi được con mình.” Rồi anh tiếp tục giải thích và tán rộng thêm.
“Bước qua hai
khổ thơ kế tiếp, Lê Mai Lĩnh bằng những lời nói đều đều, khô như con mắt ráo hoảnh,
nhưng nó chứa trong sự khô đó nhừng lời thiết tha giáo huấn, như của một người
cha sắp từ biệt con mình vĩnh viễn trong đời.”
Hãy cho ngoan, dù ăn sắn, ăn khoai
Dù ăn rau, ăn cỏ, cũng nên nhìn thẳng
Dẫu quanh năm không có miếng thịt nào
Cũng phải cố giữ gìn cho thẳng
Cố gắng khắc phục nghe các con
Rau cỏ cứ điều vào cho đầy bụng
Khi đau ốm, lấy rễ tranh mà dùng
Trời lạnh rét, lấy rơm mà sử dụng
Và anh tiếp tục tán rộng ý của hai khổ thơ.
“Với hai khổ
thơ thứ 5 và thứ 6, người cha dùng lời yêu thương khích lệ con, tạo cho con
trong cảnh cơ hàn có một niềm tin vào tương lai được đổi đời”
Cố gắng khắc phục nghe các con
Những khó khăn này chưa hết đâu
Dẫu hy vọng, lạc quan, còn đó
Cũng phải chờ qua hết đêm thâu
Cha không muốn các con mù chữ
Ví dù như thế cũng đành thôi
Cha chỉ muốn có điều ngôn ngữ
Phải thế nào cho có lý, hỡi ôi
Khổ thơ chót
nhà thơ như truyền lại cho các con tinh thần bất khuất của mình, luôn luôn làm
Người viết hoa dầu thân xác phải đọa đày:
Đã hai năm con sống mồ côi
Đã hai năm cha mẹ xa nhà
Xa mẹ xa cha con có biết
Nơi đây cha vẫn giữ làm Người
Rồi tiếp tục tán cho đến hết.
Đến đây độc giả đã có thể thấy rõ ràng là Châu Thạch chỉ diễn giải tứ thơ chứ không đề cập đến kỹ thuật thơ hay thi pháp gì hết.
BÌNH
THƠ LÀ GÌ?
Đọc một bài thơ (để thưởng thức hoặc phê bình) là tìm trả lời của 2 câu hỏi:
1/ What?
Tác giả viết cái gì? Ngôn ngữ văn chương là nhận biết tứ thơ
2/ How?
Viết thế nào? Đó chính là Phương Cách thi sĩ diễn đạt, chuyển tải Tứ Thơ đến người đọc.
Ngôn ngữ văn chương
gọi là Kỹ Thuật Thơ; nếu dùng ngôn ngữ chuyên môn hơn một tý thì gọi là Thi
Pháp, còn ngôn ngữ đời thường thì có thể gọi là Tài Thơ cuả thi sĩ.
Như vậy, phải tìm hiểu chữ
HOW, phải bàn thi pháp mới biết bài thơ HAY hay DỞ, CÓ HỒN hay KHÔNG CÓ HỒN
Nếu nhà bình thơ (không bàn
thi pháp) khen Ý của một đoạn thơ hoặc cả bài thơ HAY thì ok. Đó là quyền của
ngài. Nhưng nếu có một chỗ nào đó ngài khen: “Đây là bài thơ HAY (RẤT HAY, XUẤT SẮC, TUYỆT
VỜI)” thì đó là những lời nói bừa, nói bậy, nói không có chỗ dựa.
Đã nói tới giá trị nghệ
thuật của BÀI THƠ, đã mở miệng KHEN BÀI THƠ HAY hoặc CHÊ BÀI THƠ DỞ là đã phải
xét tới THI PHÁP của bài thơ.
Dưới đây là một thí dụ về thi pháp của một bài thơ nổi tiếng của Thế Lữ.
THI PHÁP BÀI THƠ “NHƠ RỪNG”
1/ Nhất Khí Liền Mạch
Nhớ Rừng có hình thức Thơ Mới Biến Thể, nhất khí liền mạch, tứ thơ chảy thành dòng rõ rệt. Mỗi câu 8 chữ (ngoại trừ câu “Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi” 10 chữ).
2/ Vần:
Vần chân liên tiếp, cả bài 47 câu, 23 cặp vần cứ đến hẹn lại lên. Dù tác giả đã sử dụng khá nhiều thông vận nhưng vì bài thơ dài và số chữ trong câu không đổi (8 chữ) nên hội chứng nhàm chán vần khá rõ nét.
3/ Dòng Âm Điệu:
Âm điệu du dương chảy thành dòng rõ rệt nhưng đọc khoảng 20 câu thì cảm giác du dương đã thành ngán ngẩm.
4/ Nhịp Điệu:
Số chữ không đổi cũng là
nhân tố quan trọng làm nhịp điệu đều đều tẻ nhạt.
Thế Lữ viết Nhớ Rừng từ những ngày đầu của Phong Trào Thơ Mới (1936) nên việc tuân thủ luật tắc còn cứng ngắc. Chính điều này đã làm giảm giá trị nghệ thuật của bài thơ khá nhiều.
5/ Ngôn Ngữ Hình Tượng:
Khá dễ hiểu, dễ cảm.
6/ Mô Gò Cản Đường
Theo tôi, bài thơ có 2 mô gò
cản đường:
a/ Mượn hình tượng của con hổ để bày tỏ tâm sự của mình có một điều hơi kẹt. Khi con hổ thoát cũi về rừng làm Chúa Sơn Lâm nó sẽ là bạo chúa, độc tài, tàn bạo, uống máu ăn thịt thần dân của nó. Liệu những người yêu thơ, khi đọc Nhớ Rừng có tránh được căn bệnh SIDA Nhớ Rừng đó không?
b/
Câu thơ “Nơi ta không còn được thấy bao giờ” nói lên tâm trạng tuyệt vọng của
con hổ, đã chảy ngược với dòng chảy của tứ thơ – mong ước đến độ khao khát được
trở về làm Chúa Sơn Lâm cai quản cánh rừng xưa.
6/ Vờn Bóng Giữa Sân:
Câu chữ nối tiếp nhau nhắm
“điểm đến của tứ thơ” thẳng tiến – không vờn bóng giữa sân.
7/ Tâm Thế:
Tháo valve, mở lòng cho
tâm sự và cảm xúc tuôn chảy. Tác giả viết trong lúc cao hứng, tâm thế vô cùng
phấn khích.
8/ Dòng Cảm Xúc:
Dòng chảy của tứ thơ, dòng âm điệu và dòng cảm xúc - cả ba dòng nhập một - cùng hướng về “điểm đến của tứ thơ” thẳng tiến. Cảm xúc tầng 3 (mà đỉnh điểm là hồn thơ) lẽ ra rất mạnh nhưng vì khiếm khuyết trong cách gieo vần và tạo nhịp điệu nên không thể lên đỉnh điểm.
Hơn nữa, còn có 2 mô gò cản đường nên cũng phần nào giảm bớt sự lớn mạnh của cảm xúc tầng 3.
Tóm lại, có cảm xúc tầng 3 nhưng chỉ ở mức trung bình. Nói cách khác, hồn thơ chỉ ở mức trung bình.
Một thi phẩm có hồn thơ ở
mức trung bình là đã được coi là thành công. Thi sĩ đã đi đúng hướng, tác phẩm
chỉ còn một đoạn đường nữa là tới Bến Bờ Thi Ca.
Châu Thạch Khi Bình Thơ Chỉ Nhìn Một Phía
Khi bình thơ Châu Thạch chỉ nhìn về một phía: Tứ thơ. Còn phần thi pháp - để thẩm định giá trị nghệ thuật của bài thơ thì lờ đi.
Đọc bài bình
thơ của Châu Thạch rồi đọc Thi Pháp Bài Thơ “Nhớ Rừng” độc giả chắc cũng nhận
ra là anh ta đã bỏ sót nhiều điểm quan trọng - những điểm làm chỗ dựa để kết luận
mức độ hay dở của bài thơ, đặc biệt là cảm xúc và hồn thơ.
Nói rõ hơn là anh chỉ “nhìn” bài thơ và đối xử với nó như MỘT BÀI VĂN. Những gì tạo nên tính thơ, chất thơ anh tỉnh bơ tuôn vào sọt rác. Anh đã cầm dao đâm chết bài thơ trước khi viết lời bình.
Châu Thạch đã quy tụ quanh mình một số khá đông người thích và ca tụng lối bình thơ của anh. Họ, qua đọc những bài bình thơ của anh, đã hoặc sẽ trở thành những người đọc thơ, thưởng thức thơ khuyết tật (về mắt). Cũng giống như anh, họ chỉ có thể đưa mắt về hướng tứ thơ, còn quay sang hướng thi pháp hay kỹ thuật thơ thì mắt bị lóa, chẳng nhìn thấy gì.
Lời khen bài
thơ hay hoặc chê bài thơ dở thường phát xuất từ cảm tính chứ không có chỗ dựa về
học thuật nên rất ít trọng lượng.
Châu Thạch Bình Thơ Chỉ Khen Không Chê
Một điểm đặc biệt nữa trong cách bình thơ của Châu Thạch là “chỉ khen, không chê”.
Anh đã bỏ qua một nhiệm vụ quan trọng của người
bình thơ:
Người
êm ái mạch nước ngầm
Chảy
trong tôi suốt tháng năm vụng về
(Vân
Anh, Mạch Nước Ngầm)
Nghĩa là chỉ ra những sai sót, bất cập của thi
sĩ trong bài thơ
Một lần ngồi tán chuyện thơ ca với thằng bạn, hắn bỗng nổi hứng phát biểu:
Đọc những câu thơ hay tao cảm thấy như có một làn hương từ các con chữ bay lên thơm ngát, còn gặp phải những câu thơ “xấu xí” thì mũi cứ như hít cái gì đó nặng mùi, hôi hôi, khó chịu.
Mấy ngày sau tôi “chôm” cái ý đó viết thành:
Nói
đến thơ
có
câu thơ sang cả
có
câu thơ hèn hạ
có
câu thơ thẳng như đường đạn, lằn tên
có
câu thơ ngả nghiêng, xiêu vẹo
có
câu thơ tỏa ngát hương thơm
có
câu thơ nực mùi xú uế
có
câu thơ ngàn năm còn nhớ
và
có rất nhiều câu thơ viết để rồi quên
(Nếu Thi Sĩ Chết)
Lối bình thơ chỉ khen không chê của Châu Thạch
– không biết vô tình hay cố ý – đã bắt người thưởng thức thơ, bên cạnh những làn
hương thơm ngát, không ít thì nhiều phải “hít
cái gì đó nặng mùi, hôi hôi, khó chịu”.
Nếu bình thơ có khen, có chê thì độc giả còn biết đường chọn “những làn hương thơm ngát” ngửi chơi, còn “cái gì đó nặng mùi, hôi hôi, khó chịu” thì bỏ đi.
Đọc những bài bình thơ của Châu Thạch độc giả cứ phải hít cái mùi hôi hôi, khó chịu từ bài bình này qua bài bình khác, từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác mà không biết. Đến một lúc nào đó có người hiểu chuyện hỏi tới thì trả lời:
“Tui đọc cả trăm bài thơ được ông Châu Thạch bình mà có thấy hôi hám gì đâu.”
Họ không biết Châu Thạch, bằng tài năng của mình,
đã tạo cho họ thói quen ngửi “mùi hôi trong thơ” mà không còn thấy hôi nữa. “Hửi
Hoài Hửi Hủy Hết Hôi”. Vâng! Đó là phương cách của Châu Thạch. Mũi họ đã mất khả
năng phân biệt. “Thơm hôi gì cũng giống nhau ráo trọi”.
Một
Thủ Thuật Thiếu Lương Thiện
Châu Thạch viết:
Qua sự nghiệp văn thơ lẫy lừng của nhà thơ Lê
Mai Lĩnh, với trình độ thơ cổ thụ trên thi đàn, Lê Mai Lĩnh không thể làm một
bài thơ “Ngôn ngữ thô ráp, câu chỉ tả nghĩa, không có nét đẹp văn chương, dòng
âm điệu cà nhắc…” mà ông không biết, lại dám đăng công khai bài thơ dỡ như thế
trên mạng. Phải chăng người chê bài thơ của Lê Mai Lĩnh cố ý hiểu sai thơ ông,
hoặc quá chủ quan về tài thẩm thấu thơ của mình mà không chịu đắn đo, vội vàng
phê phán?
Đánh giá chất lượng một sản phẩm công nghệ người
ta có thể nói:
“Công ty
X nổi tiếng về mặt hàng này nên cứ yên tâm - sản phẩm của họ luôn có chất lượng
cao”.
Thơ không sản xuất theo quy trình công nghệ nên
không thể phát biểu kiểu ấy được.
Vì thế bình thơ phải dựa vào văn bản, chữ nghĩa
của bài thơ trước mặt mình mà bình, mà tán.
Nhà bình thơ có thể - nhiều khi là cần thiết – mô tả khung cảnh xã hội thi sĩ đang sống lúc sáng tác bài thơ, hoàn cảnh gia đình, tình yêu, hôn nhân, bè bạn … để độc giả hiểu và cảm thông được những tâm tình do hoàn cảnh phát sinh ra, và nhờ đó tiếp cận tứ thơ dẽ dàng hơn.
Nhưng lấy “sự nghiệp văn thơ lẫy lừng của nhà thơ” trong quá khứ làm chỗ dựa cho những lời khen quá lố của mình (về bài thơ) là đã bước qua ranh giới giữa lương thiện và bá đạo, thường không được giới phê bình chấp nhận. Phải sử dụng đến chiêu thức ấy chỉ chứng tỏ sự thiếu tự tin của người bình thơ và trong tâm hồn của ngài không có chỗ cho hai chữ Fair Play cư ngụ.
Tương tự như vậy, cũng không thể nói một thi sĩ “với trình độ thơ cổ thụ trên thi đàn” như anh Lê Mai Linh thì không thể không nhận biết những bất cập, thiếu sót trong bài thơ của mình.
Chỉ cần đọc bài thơ ANH HỨA của Lê Mai Lĩnh ở
phần trên là đã có câu trả lời. Một bài thơ có nhiều ưu điểm như thế mà
lại có 2 đoạn thơ - một “bóp nát trái tim của em”, một “dẫm nát
cõi lòng của em” – trùng ý hết sức nặng nề, mà cho đến khi gởi bài thơ cho
tôi tác giả vẫn còn chưa nhận ra để sửa chữa.
Đó là còn chưa kể những khuyết điểm nhỏ khác nữa.
Trường hợp “bài thơ” Đồng Dao Cho Người Lớn
(1) của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo có thể nói là một thí dụ đặc biệt trong làng thơ Việt Nam.
Nhà thơ đã quên tạo ra một khung cảnh để mời tâm hồn của mình bước vào cho “tâm đối cảnh” và “tức cảnh sinh tình”. Vì thế ĐDCNL nếu không gọi là Vè thì cũng là một cây dị chủng trong vườn thơ, không đủ điều kiện để được gọi là thơ.
Thế nhưng dân chơi thơ Việt Nam vẫn không biết, vẫn tán thưởng và còn trao tặng ĐDCNL nhiều phần thưởng cao quý:
1/ Được nhạc sĩ Đỗ Triệu An phổ
nhạc.
2/ Được lấy tên đặt cho cả một tập
thơ cùng tác giả
3/ Được ít nhất 3 người viết lời
bình khen ngợi. (Đỗ Trọng Khơi, Trần Kim Lan và Trần Trung)
4/ Được chọn là một trong 100
Bài Thơ Hay Thế Kỷ 20.
5/ Bài do Trần Trung viết lời bình được đưa vào tập Bình Thơ Từ 100 Bài Thơ Hay Thế Kỷ XX - Tập Hai
Đến đây độc giả có thể thấy anh Châu Thạch đã
phát biểu kiểu “ăn ốc nói mò”. Mà lại ăn hơi nhiều ốc nên sai rất nặng.
KẾT
LUẬN
“Không Bàn Thi Pháp”, “Chỉ Khen Không Chê” - hai thương hiệu đặc biệt của nhà bình thơ Châu Thạch - đã gây tai hại không nhỏ cho “làng thơ” Việt Nam. Một số bạn đọc gần gũi anh, quý mến cách bình thơ của anh, như đã giải thích ở trên, đã hoặc sẽ dần dần trở thành những người thưởng thức thơ khuyết tật.
Không biết anh Châu Thạch có nhận ra là mình “tay đã nhúng chàm” hay không? Có nghĩ đến việc “làm gì đó” để chuộc lại lỗi lầm, “cải thiện tình hình” hay không? Hay vẫn cứ tiếp tục con đường cũ, làm hoen ố tâm hồn lớp trẻ yêu thơ Việt Nam?
Chúng ta hãy chờ xem.
PHẠM ĐỨC NHÌ
phamnhibinhtho.blogspot,com
CHÚ THÍCH:
1/
http://phamnhibinhtho.blogspot.com/2018/07/ve-bai-tho-ong-dao-cho-nguoi-lon.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét