ĐỌC
THƠ CŨNG LẮM CÔNG PHU
Với tôi, đây
là một “bí kíp võ công” về bình thơ do tôi tự soạn mấy năm trước với sự góp ý của
vài người bạn có kiến thức và kinh nghiệm về hai lãnh vực “Sáng Tác” và “Phê Bình”.
Tôi dựa vào đấy, coi như là những gợi ý, hướng dẫn, để Đọc Thơ và - nếu có hứng - viết những bài Bình
Thơ của mình. Nhân tiện có cuộc tranh luận thơ của 2 anh Lại Quảng Nam và Phú Đoàn
tôi gởi đến coi như là một đóng góp nhỏ vào cuộc chơi lý thú. Và rồi tôi nghĩ “Sao
lại không chia sẻ với độc giả yêu thơ?” Có thể họ sẽ tìm thấy ở đấy những thông
tin hữu ích. Biết đâu đấy!
!/ Hiểu nghĩa của những chữ, từ trong câu
thơ, hiểu câu thơ.
2/ Thấy, hiểu được cái hay của từ, chữ
trong câu thơ.
3/ Hiểu được cái hay kỹ thuật của câu thơ -
về mặt diễn tả ý.
4/ Cảm được cái hay của câu thơ - về tình. (Cảm
Xúc Tầng 1)
5/ Bắt được tứ thơ - hiểu được nghĩa đen của
cả bài thơ.
6/ Bắt được ẩn ý (nghĩa bóng) của tác giả
(nếu có Show, Not Tell hoặc Ẩn dụ toàn bài)
7/ Thấy được
cái hay, dở của thế trận chữ nghĩa - đấu pháp toàn đội
8/ Cảm được tứ thơ – thấy, thông cảm, đồng
cảm với tâm tình của tác giả gởi gắm trong bài thơ. (Cảm Xúc Tầng 2)
9/ Thấy được dòng chảy (hoặc không có dòng
chảy) của tứ thơ.
10/ Cảm được hơi nóng cảm xúc của thơ tỏa ra
– không phải từ con chữ mà từ bên ngoài. (Tây phương gọi là giữa 2 hàng kẻ -
between the lines). Đây là khởi đầu của hồn thơ.
11/ Cảm được sự lớn mạnh của hồn thơ dựa vào tốc
độ và cường độ dòng chảy của tứ thơ. (Cảm Xúc Tầng 3)
12/ Tổng Hợp để định Giá Trị Nghệ Thuật của bài
thơ. Chính ở chỗ này mức độ khen chê của người đọc khác nhau tùy chỗ họ coi
trọng.
a/ Coi trọng kỹ thuật cá nhân - chữ, từ,
câu thơ hay
b/ Coi trọng đấu pháp toàn đội - thế trận
chữ nghĩa của bài thơ.
c/ Coi trọng hồn thơ
Phạm Đức Nhì
nhidpham@gmail.com
1/ Mức độ độc đáo
của tứ thơ - mở đường, đại diện một giai đoạn lịch sử
2/ Mức độ tự do
phóng bút của thi sĩ (Số chữ trong câu, số câu trong bài) – thi sĩ càng tự do bài
thơ càng được đánh giá cao. 3/ Vần (Rất Quan Trọng): không nhàm chán nhưng tứ thơ phải trơn tuột, chảy thành dòng, tốc độ và cường độ càng cao bài thơ càng có hồn. Nếu thơ “táo bón” lý trí sẽ chen vào gây khó khăn cho việc Cảm Nhận của người đọc.
4/ Tựa Đề và Kết
Thúc:
a/ Tựa Đề: chỉ
ra cái cốt tủy của toàn bài nhưng không làm lộ mạch thơ.
b/ Kết Thúc:
lưu lại ấn tượng – tránh chảy ngược dòng với tứ thơ