Kịch Bản Thơ
Đã làm thơ, khi chữ
nghĩa cùng với cảm xúc tuôn ra, chúng phải “chảy” về một hướng nào đó, bằng một
“con kênh” nào đó. Con kênh có thể có trước, cũng có thể xuất hiện cùng thời điểm
lúc chữ nghĩa và cảm xúc tuôn ra. (Trường hợp sau thì thơ dễ có hồn hơn). Trong
thực tế, ít ai từ lúc cầm bút viết những chữ đầu tiên của bài thơ cho đến khi
buông bút là có “đứa con tinh thần” chào đời. Có khi ngày hôm sau, tuần sau,
nhiều trường hợp còn lâu hơn nữa, phải quay trở lại tiếp tục công việc đang bỏ
dở. Lúc ấy, đoạn sau phải viết sao cho ăn khớp với đoạn trước và phải phù hợp với
bức tranh toàn cảnh của bài thơ.
Có điều chắc chắn rằng khi bài thơ hoàn tất, cả thi sĩ và
người đọc sẽ nhận ra – có thể độ đậm nhạt khác nhau - hình ảnh của con kênh đó.
Đó chính là bố cục mà riêng tôi có khi gọi là thế trận chữ nghĩa, hoặc kịch bản
của bài thơ.
Kịch Bản Xê Dịch
Kịch Bản Xê Dịch
Xin lập lại một đoạn trong bài viết khác:
Muốn thơ hay, tâm trạng phải thật, cảm xúc phải thật.
Đó là điều cốt yếu. Trường hợp kịch bản cũng hoàn toàn thật nữa thì quá tốt; nếu
kỹ thuật thơ của thi sĩ nhuần nhuyễn, bài thơ sẽ dễ có nhiều cảm xúc, và nếu hội
đủ một vài điều kiện khác nữa, hồn thơ có cơ hội xuất hiện. Nhưng không phải
lúc nào kịch bản của bài thơ cũng “vừa khít” với tâm trạng. Đôi khi thi sĩ phải
xê dịch, điều chỉnh chút ít để có sự ăn khớp cần thiết. Là người làm thơ,
thú thật, tôi cũng có một số lần làm như vậy.
Chưa có sự đồng thuận của tất cả những người làm thơ,
nhưng tôi nghĩ những xê dịch, điều chỉnh chút ít ấy có thể chấp nhận được.
Chúng ta thử đọc đoạn kết bài thơ Giấc Mơ Anh Lái Đò của Nguyễn
Bính:
Đồn rằng đám
cưới cô to
Nhà giai thuê chín chiếc đò đón dâu
Nhà gái ăn chín nghìn cau
Tiền cheo, tiền cưới chừng đâu chín nghìn
Lang thang tôi dạm bán thuyền
Có người giả chín quan tiền, lại thôi.
Nhà gái ăn chín nghìn cau
Tiền cheo, tiền cưới chừng đâu chín nghìn
Lang thang tôi dạm bán thuyền
Có người giả chín quan tiền, lại thôi.
Tôi không tin là trong thực tế, con số chín (9) hoàn toàn phù hợp với số lượng những “thứ”
mà ông nói đến trong bài thơ. Đúng là ông “phịa”; nhưng ông “phịa” khéo quá,
“cao tay ấn” quá, nên người đọc, theo dòng cảm xúc của mình, đâu cần biết “có
đúng là chín chiếc đò đón dâu, có đúng là chín nghìn cau hay chín nghìn tiền
cheo, tiền cưới hay không, mà chỉ thấy cái khoảng cách giàu nghèo giữa anh lái
đò và tình địch hiện ra một cách rõ ràng và cay đắng, để rồi cái cảm giác bàng
hoàng đau đớn về mối tình vô vọng của anh lái đò đã như một dòng thác đổ xuống,
tràn ngập tâm hồn. Ở đây thủ pháp “bày tỏ, không kể lại” được phối hợp với phép
điệp ngữ (chín) một cách tài tình đã dẫn đến 2 câu kết thật tuyệt vời. (1)
Chắc Độc giả cũng đồng ý với tôi sự xê dịch kịch bản chút
ít của Giấc Mơ Anh Lái Đò là có thể chấp nhận được.
Xê Dịch Quá Nhiều Thành XẠO
Xê Dịch Quá Nhiều Thành XẠO
Nhưng đôi khi có những kịch bản bị xê dịch quá nhiều,
đi đến chỗ không hợp tình, hợp lý. Độc giả sẽ cho rằng thi sĩ “xạo”, và bài thơ
thất bại.
Bài thơ Tình Yêu Không Lời của thi sĩ Phạm Trung Dũng có
tứ thơ khá lạ và cảm động về mối tình của một chàng trai với cô gái câm điếc.
Nhưng kịch bản của bài thơ đã được tác giả nêm nếm quá tay.
Em thuê trọ cạnh nhà tôi
Hương đồng gió thở khoảnh trời cách xa
Mấy mùa cây khế trổ hoa
Hái nhành tim tím sang nhà em chơi
Em hào phóng ban nụ cười
Pha trà rót nước rồi ngồi lặng im
Hồn tôi như mảnh trăng chìm
Bao lời thông thái nằm im trong đầu...
Một lần trời đổ mưa mau
Bỗng dưng em tới gục đầu vai tôi
Lặng yên... Cứ lặng yên thôi
Làn môi khoá chặt làn môi bất ngờ.
Bồng bềnh nửa thực, nửa mơ
Cùng em lạc giữa mịt mờ phiêu linh
Sông mê - bến lú - thuyền tình
Đã trao thì cháy hết mình vẫn trao.
Một lời chẳng nói là sao?
Một từ cũng chẳng... Lẽ nào, người ơi?
Gương trăng nhoà nước mắt rơi
Đưa tôi mẩu giấy, em ngồi lặng im.
Hồn tôi lại mảnh trăng chìm
Lời vô nghĩa hết! Trái tim khóc thầm.
Thương em vừa điếc lẫn câm
Tai ương từ tuổi mười lăm tới giờ.
Trần nhà cánh nhện buông tơ
Tôi ghì em giữa đôi bờ vai tôi.
(Phạm Trung Dũng)
TÌNH YÊU KHÔNG LỜI
Em thuê trọ cạnh nhà tôi
Hương đồng gió thở khoảnh trời cách xa
Mấy mùa cây khế trổ hoa
Hái nhành tim tím sang nhà em chơi
Em hào phóng ban nụ cười
Pha trà rót nước rồi ngồi lặng im
Hồn tôi như mảnh trăng chìm
Bao lời thông thái nằm im trong đầu...
Một lần trời đổ mưa mau
Bỗng dưng em tới gục đầu vai tôi
Lặng yên... Cứ lặng yên thôi
Làn môi khoá chặt làn môi bất ngờ.
Bồng bềnh nửa thực, nửa mơ
Cùng em lạc giữa mịt mờ phiêu linh
Sông mê - bến lú - thuyền tình
Đã trao thì cháy hết mình vẫn trao.
Một lời chẳng nói là sao?
Một từ cũng chẳng... Lẽ nào, người ơi?
Gương trăng nhoà nước mắt rơi
Đưa tôi mẩu giấy, em ngồi lặng im.
Hồn tôi lại mảnh trăng chìm
Lời vô nghĩa hết! Trái tim khóc thầm.
Thương em vừa điếc lẫn câm
Tai ương từ tuổi mười lăm tới giờ.
Trần nhà cánh nhện buông tơ
Tôi ghì em giữa đôi bờ vai tôi.
(Phạm Trung Dũng)
Là hàng xóm sát mái, kề hè với nhau mấy tháng trời (mấy mùa cây khế trổ hoa), lại sang nhà
cô chơi mấy lần mà phải chờ đến khi hai người “tò tí” xong, đọc mẩu giấy cô gái
nhét vào tay, mới biết cô gái bị câm điếc và bàng hoàng thương cảm, thì thật
không thể nào tin nổi.
Phạm Trung Dũng không những chỉ nêm nếm quá tay mà – trong
quá trình làm thơ và kiểm soát lại trước khi phổ biến – anh đã tự bịt mắt mình
để không thấy những điều lẽ ra phải thấy.
Khi nhận ra chi tiết chính
trong kịch bản của bài thơ không phải chỉ “không hợp tình hợp lý” mà còn xạo một
cách trắng trợn, cảm xúc có được qua việc đọc thơ chỉ là thứ cảm xúc giả tạo, độc
giả cảm thấy bẽ bàng vì bị xúc phạm. Bài thơ thất bại một cách ê chề.
CHÚ THÍCH:
1/ (Giấc Mơ Anh Lái Đò Hay Mối Tình Vô Vọng, Phạm Đức Nhì, phamnhibinhtho.blogspot.com)
http://phamnhibinhtho.blogspot.com/2016/06/giac-mo-anh-lai-o-hay-moi-tinh-vo-vong_1.html
CHÚ THÍCH:
1/ (Giấc Mơ Anh Lái Đò Hay Mối Tình Vô Vọng, Phạm Đức Nhì, phamnhibinhtho.blogspot.com)
http://phamnhibinhtho.blogspot.com/2016/06/giac-mo-anh-lai-o-hay-moi-tinh-vo-vong_1.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét