TRAO ĐỔI VỚI CHÂU THẠCH
Về
“sức ma mị” trong thơ Nguyễn Khôi.
Cả anh Châu Thạch và bác Nguyễn Bàng đều tra tự điển
và đều cho rằng hai ông Lê Mai và Nguyễn Ngọc Kiên có ý xấu khi gán cụm từ “ma
mị” cho thơ NK.
Đầu tiên là anh Châu Thạch:
Trước hết tôi tra tự điển hai chữ “ma mị” và thấy giải thích như
sau: Ma mị (khẩu ngữ) như ma giáo. Sau đó tôi tra tiếp chữ “ma giáo” và thấy giả
thích như sau: Ma giáo (khẩu ngữ) xảo trá bịp bợm.
Sau đó là bác Nguyễn Bàng:
Tôi có cảm giác đây là một lời
khen đểu mà đểu nhất ở cái từ “ma mị” bởi ma mị không chỉ như từ
điển diễn giải giống như “ma giáo” mà nó còn bao hàm 3 yếu tố: Kích
thích nhẹ, quyến rũ nhẹ và kinh dị nhẹ….
Và nếu đúng thế thì, nhận định ấy
không chỉ coi nhẹ thơ Nguyễn Khôi mà còn coi thường người đọc thơ
Nguyễn Khôi và đặc biệt là những người yêu thích thơ ông là những người
không hiểu nhiều gì về nghệ thuật thi ca mà chỉ là những người rất
tầm thường, bị cuốn hút bởi những tiếng thơ như tiếng hồn ma ấy chả
khác gì những kẻ sợ ma nhưng thích nghe truyện ma,
Tôi cũng tra mấy cuốn tự điển rồi dạo internet vài vòng
và tìm được khá nhiều cách dùng chữ “ma mị” không xấu như anh Châu Thạch và bác
Nguyễn Bàng đã đưa ra để chỉ trích hai ông Lê Mai và Nguyễn Ngọc Kiên. Xin cử
ra vài chỗ:
Chất ma mị trong giọng hát của Lana Del Rey
Nổi da gà trước giọng hát ma mị của Miu Lê
Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ma mị của Krystal (f(x))
trong MV hợp tác với thành viên ban nhạc Indie
Theo tôi “giọng hát ma mị”, “vẻ đẹp ma mị”, “thơ NK
có sức ma mị” là những lời khen “đắt giá”, ý nói giọng hát của Lana Del Rey,
Miu Lê, vẻ đẹp của Krystal hay thơ Nguyễn Khôi có khả năng xâm nhập và (đôi
khi) chiếm đoạt tâm hồn người nghe, người xem, người đọc một cách phi logic – không thể giải thích được.
Nếu sự tra cứu và giải thích của tôi đúng với tâm ý
của hai ông NNK và Lê Mai (tôi hy vọng là như vậy) thì khi viết câu “nó có sức
ma mị” (ông Lê Mai viết, ông NNK trích dẫn) cả hai ông đều nghĩ là đang trao tặng
nhà thơ NK một bó hoa hồng tươi thắm, nhưng qua sự phân tích của anh Châu Thạch
và bác Nguyễn Bàng, bó hoa hồng đã biến thành một rổ cà chua trứng thối. Thật bẽ
bàng cho cả người trao tặng lẫn người đưa tay đón nhận.
Dù có đúng như thế, tôi vẫn nghĩ đây là lỗi kỹ thuật
trong sạch. Cả anh Châu Thạch và bác Nguyễn Bàng đều không có ác tâm, ác ý
trong chuyện này.
Thơ
Nguyễn Khôi có độc đáo không?
Ông NNK trích lời ông Lê Mai, nghĩa là cả hai ông, đều
cho rằng thơ NK không độc đáo. Nhưng trong phần chứng minh “nó có sức ma mị” ông
viết:
Thôi, mai em về Cửu Long giang cuộn
sóng
Nhớ sông Seine... thời khắc chẳng ngừng trôi
khung cửa hẹp
ôi thu, hừng sắc tím
tím cả hồn thơ thả mộng lên trời...
(Gửi em – Paris mùa thu tím)
Xưa nay chỉ thấy các thi sĩ nói về màu tím tình yêu, chứ còn nói “Paris mùa thu tím” thì đúng là chỉ có ở … Nguyễn Khôi. Như vậy ông NNK đã tự đưa bóng vào lưới nhà; với kết luận “Paris Mùa Thu Tím” thì đúng là chỉ có ở Nguyễn Khôi” – theo định nghĩa – ông đã xác nhận bài thơ ấy của NK là độc đáo. Và cái nhận xét “gộp” hơi cẩu thả của cả hai ông “Thơ Nguyễn Khôi không độc đáo. Không lạ. Không sang trọng” đã sai bét trong phần “độc đáo”. Mà đã độc đáo thì đương nhiên phải “lạ”, vì “độc đáo” là tinh trạng đặc biệt nhất, cao nhất của “lạ”.
Nhớ sông Seine... thời khắc chẳng ngừng trôi
khung cửa hẹp
ôi thu, hừng sắc tím
tím cả hồn thơ thả mộng lên trời...
(Gửi em – Paris mùa thu tím)
Xưa nay chỉ thấy các thi sĩ nói về màu tím tình yêu, chứ còn nói “Paris mùa thu tím” thì đúng là chỉ có ở … Nguyễn Khôi. Như vậy ông NNK đã tự đưa bóng vào lưới nhà; với kết luận “Paris Mùa Thu Tím” thì đúng là chỉ có ở Nguyễn Khôi” – theo định nghĩa – ông đã xác nhận bài thơ ấy của NK là độc đáo. Và cái nhận xét “gộp” hơi cẩu thả của cả hai ông “Thơ Nguyễn Khôi không độc đáo. Không lạ. Không sang trọng” đã sai bét trong phần “độc đáo”. Mà đã độc đáo thì đương nhiên phải “lạ”, vì “độc đáo” là tinh trạng đặc biệt nhất, cao nhất của “lạ”.
Nhưng tranh luận về thơ ca không nên chỉ ngừng ở chỗ
đúng sai, thắng bại (ở đây đối phương tự đá vào lưới nhà). Mục đích của phần này
là trả lời câu hỏi “Thơ Nguyễn Khôi có độc đáo không? Cứ cho rằng, sau khi tra
cứu khắp nơi, không có ai sử dụng hình ảnh “Paris Mùa Thu Tím” trong thơ. Chúng
ta có thể tạm kết luận bài thơ Gửi Em – Paris Mùa Thu Tím là độc đáo. Nhưng từ
chỗ NK có bài thơ Gửi Em - Paris Mùa Thu
Tím độc đáo để đi đến kết luận thơ
NK độc đáo thì đường còn xa thăm thẳm.
Thơ
Nguyễn Khôi Có Sang Trọng Không?
Theo Châu Thạch thì:
Thơ Nguyễn Khôi có Sang trọng: Tiến sĩ Kiên dùng lời của nhà thơ Lê Mai viết ở trên: “Nhưng thơ Nguyễn Khôi cuốn hút rất nhiều người đọc. Từ nam phụ, lão ấu. Từ những vị ni cô, sư nữ ở chùa tận Bình Dương và Huế cho đến những phụ nữ có học vấn, học hàm học vị cao ở trường ĐH Quốc Gia” Toàn những người sang trọng yêu thơ Nguyễn Khôi. Vậy nếu thơ ông bình dân thì họ yêu được sao?
Thơ Nguyễn Khôi có Sang trọng: Tiến sĩ Kiên dùng lời của nhà thơ Lê Mai viết ở trên: “Nhưng thơ Nguyễn Khôi cuốn hút rất nhiều người đọc. Từ nam phụ, lão ấu. Từ những vị ni cô, sư nữ ở chùa tận Bình Dương và Huế cho đến những phụ nữ có học vấn, học hàm học vị cao ở trường ĐH Quốc Gia” Toàn những người sang trọng yêu thơ Nguyễn Khôi. Vậy nếu thơ ông bình dân thì họ yêu được sao?
Rồi anh viết tiếp:
Với tôi thơ Nguyễn Khôi rất sang trọng. Sang trọng từ
ý, từ tứ, từ từ và cả cách diễn đạt. Đọc thơ ông ta biết ngay đây là một tác giả
trí thức có phong cách sang trọng, thanh tao. Một vài bài thơ ông có lời thơ rất
dí dỏm nhưng bằng một phong cách thâm thúy, bác học trong sự dí dỏm đó.
Tôi đồng ý với anh ở phần sau. Phần đầu (chữ
nghiêng), lý luận của anh có “lỗ hổng”.
Vế 1: Thơ Nguyễn Khôi sang trọng nên nhiều người
sang trọng yêu thơ ông. Thực tế chứng minh là đúng.
Vế 2: Nhiều người sang trọng yêu thơ Nguyễn Khôi nên
thơ Nguyễn Khôi sang trọng. Không nhất thiết phải như vậy! Anh nghĩ sao về trường
hợp Nguyễn Bính? Thơ NB bình dị, dân dã nhưng cũng được khá đông người đọc thuộc
tầng lớp trí thức (sang trọng) yêu mến.
Như vậy, nhận xét của anh về tính Sang Trọng của thơ
Nguyễn Khôi là đúng. Nhưng lập luận để chứng minh, có một đoạn, theo tôi, có “lỗ
hổng”, nên bỏ đi.
Tôi vừa về Việt Nam dự đám cưới đứa cháu gái. Thằng
em út tôi, lái xe ôm ở bến xe An Sương, cũng sắm bộ đồ Vest để đi đám cưới. Bộ
đồ may ở tiệm đàng hoàng, mặc rất vừa vặn. Nhưng trông dáng nó mặc Vest vẫn còn
đậm nét nhà quê của người lao động. Nguyễn Khôi mà đóng bộ Vest vào thì trông oách
ngay. Nét sang trọng đã thám vào cốt cách của ông từ rất lâu. Đúng như Châu Thạch
nói, NK đã dùng rất nhiều từ đời thường trong thơ của mình để nâng cao chức năng
truyền thông, để cây cầu đến với độc giả rộng mở, nhưng đọc thơ ông chất trí thức,
tính bác học, nét sang trọng vẫn hiện ra rất rõ. Trong trường hợp này nếu nói gộp
lại‘Thơ Nguyễn Khôi sang trọng” vẫn có thể chấp nhận được.
Tắt
Trăng
Tôi khoái phần phản biện của anh Châu Thạch về 2 chữ
“tắt trăng”. Những gì tôi định viết thì anh đã đi trước nên giành hết rồi. Thực
tế thì các nàng chọn đêm không trăng để ra tắm, nhưng nhà thơ của chúng ta giả
vờ lẫn lộn “nhân vói quả”, làm như có bàn tay vô hình nào đó từ “bầu trời” vừa
thấy các nàng liền “tắt trăng” để Ao Làng vẫn còn cái vẻ kín đáo e lệ của Á
Đông.. Rất có duyên, rất nên thơ và rất đẹp. Tôi cũng đồng ý với anh về những lời
“khá nặng” đối với “suy diễn” của nhà thơ Lê Mai. Chỉ có những người đầu óc điên
loạn mới có cái lối liên tưởng bệnh hoạn, như vậy, đã biến một tứ thơ đẹp đẽ,
thanh cao thành dung tục, dơ bẩn. Thêm nữa, với tôi, chữ “tắt” đắt như kim
cương, không thể thay thế bằng bất kỳ chữ nào khác.
Về
bài thơ Đêm Mộc Châu
Đêm Mộc Châu lần đầu nghe nai “ tác”
Dân đốt nương núi cháy xém vầng trăng
Mới hay cuộc sống còn đói khát
Đốt cả đất trời kiếm miếng ăn
Dân đốt nương núi cháy xém vầng trăng
Mới hay cuộc sống còn đói khát
Đốt cả đất trời kiếm miếng ăn
Ông NNK phán “Ở đây Nguyễn Khôi chắc
cũng trong cơn ngái ngủ, mê sảng mà nghe thấy tiếng “nai tác”. Câu này hơi nặng,
hơi độc nhưng theo tôi, nếu cảnh rừng đúng như ông Nguyễn Ngọc Kiên mô tả, thì
câu đó vẫn chấp nhận được vì đúng quá. (Cảnh rừng không thể có tiếng “nai tác”
mà NK tưởng tượng ra tiếng “nai tác” thì không ngái ngủ mê sảng thì là gi?)
Châu Thạch lấy trải nghiệm của chính mình
xông lên biện hộ cho NK. Nhưng vẫn còn trong tình trạng cân bằng lực lượng. Tác
giả thì dĩ nhiên, yên lặng nghe kẻ chỉ trích, người bênh vực, “sư bảo sư phải, vãi nói vãi hay.” Rất
mong có ai đó có hiểu biết và trải nghiệm về “nai tác” nhập cuộc kẻo nhà thơ
Nguyễn Khôi mang tiếng (có thể oan) là sáng tác thơ trong lúc ngái ngủ, mê sảng.
Sức Nặng Của Những Lời Phản Biện, Chỉ Trích
1/
“Ở đây Nguyễn Khôi chắc cũng
trong cơn ngái ngủ, mê sảng mà nghe thấy tiếng “nai tác”(NNK)
2/ Theo tôi nếu có người đọc nào thấy chữ
“tắt’ mà “liên tưởng đến chu kỳ của chị em phụ nữ” như nhà thơ Lê Mai đã nói
thì người đó bị bệnh hoạn trong tâm thần, chưa chắc họ đã xem thơ mà ta cũng
không cần đề cập tới những con người thô tục đọc thơ làm gì. (Châu Thạch)
3/ Chỉ có những
người đầu óc điên loạn mới có cái lối liên tưởng bệnh hoạn như vậy, đã biến một
tứ thơ đẹp đẽ, thanh cao thành dung tục, dơ bẩn. (PĐN)
4/ Đánh vào hạ bộ (PĐN)
Mặc dù cả
4 lời chỉ trích trên rất nặng nề (và có hơi “độc”) nhưng tôi tin rằng chúng vẫn
có chỗ đứng trong Tranh Luận Văn Chương Nghiêm Túc.
Phạm Đức
Nhì
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét