Phép ẩn dụ biến thể của Nhớ Rừng cũng có 2 phản ứng phụ. Đó là 2 cái bẫy đối với những ai yêu thích nó. Những ai mê cái chí lớn, cái khẩu khí Chúa Sơn Lâm của con hổ rất dễ sập 2 cái bẫy này.
1/ Con hổ trong vườn bách thú tuy vẫn khao khát tự do, vẫn mơ “giấc mộng ngàn to lớn” nhưng đã mất hết ý chí chiến đấu, đã đành bó tay cam chịu, chấp nhận thực tại phũ phàng.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Đó là thái độ tuyệt vọng, cam chịu, rất thực tế, biết mình biết người, rất đúng với hoàn cảnh của con hổ trong vườn bách thú.
2/ Con hổ khao khát tự do. Nhưng nếu được tự do nó sẽ trở thành một bạo chúa, áp dụng chế độ độc tài với “thần dân” của nó.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Cái tính muốn làm bạo chúa đã là máu thịt, đã là bản chất của loài hổ. Đó là một thực tế không thể chối cãi.
Cái khe hở của câu ca dao và Ngọn Cỏ nằm ở vế thứ nhất (tứ). Khe hở của Nhớ Rừng nằm ở vế thứ hai (ý), thông điệp kín mà tác giả muốn gởi đến, muốn nó thấm vào tâm hồn độc giả. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống - đặc biệt là của người dân Việt Nam, luôn luôn phải chịu cách đối xử áp bức, trịch thượng, bất công của ngoại bang – thái độ tuyệt vọng, cam chịu, không còn muốn chiến đấu rất dễ thuyết phục người dân, rất dễ thấm vào đầu họ bởi không đòi hỏi phải nỗ lực, nhấc tay nhấc chân, không phải đối diện với nguy hiểm, mất mát, tù tội, chết choc, hy sinh, cứ lặng lẽ sống cam chịu ngày này qua ngày khác.
Đối với tinh thần vương tướng, độc tài thì khỏi nói. Ý niệm dân chủ tự do chỉ mới xuất hiện trên bình diện chữ nghĩa. Người dân Việt chưa được sống trong một xã hội, một chính quyền thực sự dân chủ tự do. Khi thời cơ đến, người ta khó tránh khỏi sức cám dỗ của chức vị Chúa Sơn Lâm, thâu tóm quyền hành tuyệt đối về phe nhóm mình.
Là con người, liệu “Ta có chấp nhận thái độ cam chịu, buông xuôi, tuyệt vọng như con hổ không?” Khi được thoát cũi xổ lồng ta có giống con hổ trở thành ông vua độc tài chà đạp tự do của người khác không? Nếu câu trả lời là Không thì hãy đọc Nhớ Rừng như một bài thơ hay, diễn tả hùng khí và tâm trạng tuyệt vọng của con hổ trong vườn bách thú. Đừng “ghé” vào, hoặc xúi bảo con cháu “ghé” vào bài thơ để “dây máu ăn phần”, để được “ké” tý hùng khí của nó. Cái giá phải trả để có tý hùng khí đó - đặc biệt với lớp trẻ - là rất đắt. Không thể nói ta chỉ “thưởng thức” cái chí lớn của con hổ, còn những tính xấu của nó thì ta lờ đi. Những tính xấu đó đã là máu thịt của con hổ (đặc biệt là con hổ trong vườn bách thú), đã thấm đẫm vào bài thơ, làm sao có thể tách rời ra được.
Nhớ Rừng giống như cô gái nhảy xinh đẹp, thân hình sexy, hấp dẫn nhưng mắc chứng bệnh SIDA nguy hiểm. Chứng bệnh này không có những biểu hiện rõ rệt ở bên ngoài nên rất khó nhận biết bằng mắt thường. Ai ham hố “dính vào” để được hưởng lạc thú ái ân với cô thì sẽ nhiễm HIV. Vi khuẩn HIV sẽ tiềm ẩn trong máu, đến một lúc nào đó sẽ bộc phát và hậu quả sẽ khó lường.
Không biết từ lúc xuất hiện và được ngợi ca đến nay Nhớ Rừng đã khiến bao nhiêu người sập bẫy. “Cẩn tắc vô áy náy”. Hãy coi đoạn văn ngắn này như một lời cảnh báo … muộn màng.
Phạm Đức Nhì
Chú Thích:
1/ Xem Ngọn Cỏ Một Bài Thơ Hay? của Phạm Đức Nhì (t-van.net)
Được người bạn cho biết là có “lời bình” liên quan đến bài viết Hai Cái Bẫy Nguy Hiểm Của Nhớ Rừng, tôi, theo lời chỉ dẫn vào trang web của nhà văn Lê Xuân Quang (lexuanquang.org). Ở đây tôi thấy nguyên văn bài viết của mình với một đoạn lời bình của nhà văn LXQ như sau:
2/ Ông đặt đoạn lời bình ở phía trước nên người đọc đã bị ông “đầu độc” trước khi đọc bài viết của tôi. Đó là thủ thuật hơi “ác” nhưng theo tôi, vẫn chấp nhận được, vì xét về lý, không phạm luật tranh biện.
3/ Thiết nghĩ “cảnh báo” của nhà phê bình Phạm Đức Nhì trở nên thừa, thậm chí lạc ra ngoài biên của tư tưởng của thi sĩ trứ danh Thế Lữ khi ông gởi gắm nỗi niềm trong bài thơ Nhớ Rừng.
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Hiểu theo nghĩa bóng (cái kia: người trong một cộng đồng, một nước phải nương nhau, yêu thương nhau để cùng chung sống trong hòa bình, đùm bọc) cũng hợp tình, hợp lý.
- Cái này hoàn toàn ăn khớp, tương xứng với cái kia
Da nó xù xì múi nó dầy
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.
(Quả Mít, Hồ Xuân Hương)
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Nghĩa bóng: dù tốt, dù xấu cũng nên dùng hàng nội hóa (không dùng hàng ngoại) để giúp kinh tế nước nhà phát triển.
Như vậy “dù trong dù đục” là ẩn dụ (thật ra phải nói là nghĩa bóng mới đúng) nhưng cũng là trong đục cụ thể ở nước để … tắm (nghĩa đen)
Cái được nói đến: lời con hổ trong vườn bách thú.
Cái được ngụ ý: nỗi niềm của tác giả.
3/ Thiết nghĩ “cảnh báo” của nhà phê bình Phạm Đức Nhì trở nên thừa, thậm chí lạc ra ngoài biên của tư tưởng của thi sĩ trứ danh Thế Lữ khi ông gởi gắm nỗi niềm trong bài thơ Nhớ Rừng.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
- Đãi ngộ tốt những người làm việc cho mình.
- Đã hứa là giữ lời.
- Coi gia đình là quan trọng nhất.
- Thiết lập tình bằng hữu bằng sự tôn trọng, công việc và lòng tin.
- Không hành động theo cảm tính.
- Vũ lực là lựa chọn sau cùng.
- ………………………
Trong phim đạo diễn đã khéo léo phô diễn những tính tốt, tính anh hùng mã thượng của Ông Trùm. Mặt trái của Mafia xuất hiện ít hơn.
Là một nước mà Tự Do Ngôn Luận được tôn trọng và bảo vệ tối đa, chính phủ Mỹ đã không có quyền thu hồi hoặc cấm chiếu phim Bố Già (dù rất muốn) với lý do là nó đã tác hại đến vấn đề tội phạm của quốc gia. Nhà chức trách đã phải tìm một giải pháp khác. Đó là gợi ý (hoặc ngầm yểm trợ) để giới phim ảnh làm những bộ phim khác lột trần bộ mặt thật của Mafia để giải độc. Những bộ phim GoodFellas (3). The Making of the Mob (Sự Hình Thành Của Mob) (4) … được sản xuất đã có hiệu quả này.
Nhớ Rừng của Thế Lữ cũng gần giống như vậy. Cái tốt, cái xấu lẫn lộn. Cái tốt được tài thơ của tác giả hết sức phô trương. Cái xấu khá mờ nhạt, phải để ý kỹ mới thấy. Nhưng được dòng cảm xúc thơ chuyển tải, nó có khả năng thấm dần vào tim óc người đọc. Tôi không biết là có thực sự có không, cái quan hệ nhân quả giữa “nọc độc của Nhớ Rừng” với cách ứng xử của con người Việt Nam, bởi chưa có ai quan tâm nghiên cứu về vấn đề này.
Nhưng qua việc theo dõi tin tức về quê hương Việt Nam hàng ngày, có khi hàng giờ, qua mấy lần về Việt Nam, mỗi lần hàng mấy tháng, đi từ nam ra bắc, tiếp xúc với đủ hạng người - từ nghèo khổ, thất học đến những người giầu có, bằng cấp cao, có chức tước trong chính quyền - tôi đã cảm thấy một điều đáng sợ. Nhiều người Việt Nam không phải chỉ mới nhiễm HIV mà chứng bệnh SIDA Nhớ Rừng - cả loại 1 lẫn loại 2 - đã phát tác, đã tàn phá, không phải thể xác mà là tâm hồn họ và có thể đã lây lan đến cả thế hệ trẻ sau này.
Để kết luận tôi muốn nói với ông Lê Xuân Quang một câu chân tình. Tôi không sợ lời cảnh báo của tôi thừa. Tôi chỉ sợ nó quá muộn.
nhidpham@gmail.com
Nhớ Rừng
(Lời con Hổ ở vườn Bách thú)
Chọn lô đất tốt xây được ngôi nhà mới
ông mở tiệc mừng tân gia
“Đến chơi! Hay lắm!”
thư ông viết
mời bằng hữu gần xa
và lời chỉ dẫn cặn kẽ
đường đi nước bước đến cuộc vui
đồ ăn nguội lạnh
bàn tiệc vẫn vắng tanh
trong thư chỉ vỏn vẹn:
“Xin lỗi!
Không tìm thấy nhà.”
Tôi ngồi đực mặt, ngượng đến chín người.
Đúng vậy! Bài thơ của tôi là một ẩn dụ mà tôi đinh ninh là hay và sâu sắc. Nhưng câu hỏi của anh bạn đã “chọc” đúng vào khe hở của nó mà đến lúc đó tôi mới nhận ra. Ẩn dụ không kín kẽ và bài thơ, có thể nói là thất bại. Cuối cùng, đành phải chữa cháy bằng cách thêm vào bên dưới tựa bài thơ một câu “Vào cái thời mà điện thoại còn là xa xỉ phẩm đối với nhiều người Việt Nam”. Nhưng mấy người bạn khó tính vẫn lắc đầu và bài thơ cho đến giờ cũng còn “nằm xó bếp”.
2/ Con hổ trong tâm tưởng của Thế Lữ: vẫn là con hổ trong vườn bách thú như con hổ trên; vẫn khao khát tự do, vẫn nhớ rừng da diết … Chỉ khác một điều là Thế Lữ biết số phận của con hổ vào thời điểm đó trong vườn bách thú - phải chịu tù đày cho đến chết - nên đã ép đặt vào miệng nó những lời than tuyệt vọng, trái với bản tính kiên cường của loài hổ.
Cô gái mắc bệnh SIDA càng đẹp, càng sexy thì cơ hội lây bệnh cho người khác càng nhiều. Là bài thơ Hay, Có Hồn nên (xin cảnh báo một lần nữa) hai cái bẫy của Nhớ Rừng vẫn vô cùng nguy hiểm.