TRAO ĐỔI VỀ BÀI VIẾT
CÓ
MỘT DÒNG SÔNG
NHƯ THẾ
Trong
một chuyến về thăm quê hương, nhờ trang Web Trần Nhương tôi đã quen biết nhà
thơ, họa sĩ Trần Nhương (chủ trang Web). Nhà thơ kiêm họa sĩ này rất cởi mở,
vui vẻ, và nhiệt tình giúp tôi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với các nhà văn, nhà
thơ Việt Nam trong đó có nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ Tịch Hội Nhà Văn Việt Nam. Biết
quê vợ tôi ở Đồ Sơn, anh Trần Nhương đã mách nước cho tôi đến tìm gặp một nhà
thơ nổi tiếng của Hải Phòng, làm chủ khách sạn Hoa Thành Đạt đồ sộ ở Đồ Sơn,
nhà thơ Trịnh Anh Đạt.
Trịnh
Anh Đạt và tôi đã mau chóng vượt qua được cái hàng rào xã giao khô cứng. Chúng
tôi có nhiều buổi ngồi uống chè Núi Đối nói chuyện thơ, đọc và nghe thơ của
nhau. Hai anh em đã thân nhau và trao đổi với nhau khá nhiều điều sâu kín. Qua
Trịnh Anh Đạt tôi nhận được giấy mời tham dự ngày thơ Nguyên Tiêu và gặp, trò
chuyện với một số nhà thơ trong Hội Nhà Văn Việt Nam.
Rời
các sân thơ Văn Miếu tôi may mắn được tháp tùng một nhóm các nhà thơ miền Bắc đi
ăn khuya. Bên chén chè, ly rượu các anh đã cho phép tôi bước vào khung trời thơ
rất riêng tư, rất chân thật của mỗi người. Sau đó, nhân cuộc triển lãm mỹ thuật
của một số họa sĩ Hải Phòng tôi lại được gặp các anh một lần nữa.
Những
cuộc trò chuyện bên lề này đã giúp tôi vỡ lẽ ra nhiều điều thú vị; sự hiểu biết
về thơ ca của tôi cũng được mở rộng thêm. Tôi đã được các tác giả tặng nhiều tập
văn, thơ có giá trị tham khảo. Anh Đạt
cũng cho tôi một phần khá nhiều trong số thơ anh sưu tập. Và đặc biệt, anh đã
cao hứng viết tặng tôi một bài thơ kỷ niệm Ngày Thơ Nguyên Tiêu tại Văn Miếu.
PHÚT BÌNH
YÊN VĂN MIẾU
(Tặng Phạm Đức Nhì, nhà thơ Mỹ
gốc Việt)
Anh từ Texas về đây
Bạn thơ dang rộng vòng tay
đón chào
Bỏ qua thủ tục ngoại giao
Toàn thằng lính trận thuở nào
choảng nhau!
Người mẻ trán, kẻ sứt đầu
Trở giời trái gió ngấm đau một
mình
Duyên thơ nối nhịp ân tình
Rời tay súng, chẳng phải rình
rập ai
Vào nơi trọng dụng hiền tài
Qua Khuê Văn Các sánh vai cùng
người
Thơ hay vụt thả đỏ trời
Rưng rưng ánh mắt rạng ngời lửa
thiêng!
Vượt lên giông bão trăm miền
Quê hương ơi! Phút bình yên
diệu kỳ!
Văn Miếu
Quốc Tử Giám
Nguyên
Tiêu Canh Dần
Trịnh Anh
Đạt
Sau
khi tôi trở về Mỹ, anh Đạt và tôi cũng thỉnh thoảng điện thoại thông báo cho
nhau những nét mới trong sinh hoạt văn học ở trong nước và hải ngoại. Tháng 10
năm 2010 gia đình anh Đạt qua Mỹ dự lễ cưới của con gái ở California. Sau khi
chu du vài thành phố có đông người Việt tỵ nạn anh Đạt gọi điện thoại hỏi tôi:
“Chiến tranh đã
chấm dứt hơn 30 năm mà sao người Việt hải ngoại vẫn còn ác cảm, vẫn đối đầu với
những người Cộng Sản?”
Tình
cảm của anh Đạt dành cho tôi sâu đậm như thế nên tôi thấy mình có bổn phận phải
cho anh câu trả lời thành thật.
Sau
30/4 /1975 chính sách cải tạo đã làm cho người dân miền Nam ngỡ ngàng choáng
váng. Sau kỳ hạn 2 tháng, rồi 3 năm, hàng trăm ngàn cựu quân nhân, viên chức
chính quyền miền Nam vẫn biền biệt không
về, vẫn còn phải chịu đọa đày trong các trại tập trung rải rác khắp nơi trên đất
nước. Lúc đó gia đình những người đi cải tạo mới biết mình bị lừa.
Sự
lừa dối ấy, cùng với những hệ quả đau thương khác của chính sách cải tạo, dường
như đã đâm một nhát dao vào ngực người dân miền Nam, đã đào một con sông ngăn
cách lòng người Nam Bắc. Vết thương ấy giờ vẫn còn đang rỉ máu; con sông ấy giờ
vẫn còn rất rộng và chưa có cầu nối liền hai bờ. Và tôi viết tiếp câu trả lời bằng
một bài thơ.
BỜ
VẪN QUÁ XA
(Tặng
bạn thơ Trịnh Anh Đạt và cô vợ người Hoa)
Tôi,
người lính Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù
năm
75, 29 tháng tư
khi
đoàn tàu chở đơn vị tôi
chuẩn
bị rời Vũng Tàu hướng ra Đông Hải
thương
cha mẹ già, đàn em dại
tôi
bước lên bờ
ở
lại quê hương
Nhưng
cha mẹ già chưa được gặp
cũng
chưa thấy mặt đàn em
các
anh, những người chiến thắng
súng
dí sau lưng
đẩy
tôi vào trại tập trung
Rồi
bằng những lời dối trá
trái
tim vô tình
tia
nhìn thù hận
các
anh cướp mất của tôi
những
tháng năm đẹp nhất cuộc đời
Tôi
có người bạn
đói
lòng moi mấy củ khoai
các
anh đập nát xương bàn tay
mãi
mãi mang thương tật
Một
người khác
lâu
ngày thèm thịt
chụp
vội con nhái bên đường
bỏ
vào mồm nuốt chửng
báng
súng AK
các
anh lao vào ngực, vào bụng
cho
đến khi con nhái phòi ra
con
nhái lúc vào màu xanh
lúc
ra thành màu đỏ
Tôi
trở về trên đôi nạng gỗ
nhìn
nhà dột, cột lung lay
cha
chết đọa đày
các
em tứ tán
mẹ
tuổi già, sức yếu
vẫn
giãi nắng, dầm sương
tôi
cắn răng lìa bỏ quê hương
tìm
sự sống
Trở
về thăm quê mấy lần
trên
đường từ Nam ra Bắc
tôi
cũng đôi khi nếm được
chút
dư vị của chiến tranh
Tôi
gặp cả thương binh
từ
hai phía
kẻ
chống nạng, người ngồi xe lăn
kẻ
mất tay, người sẹo đầu, vẹo cổ
Họ
buồn tủi vì phải sống đời nghèo khổ
nhưng
không thấy ai lên tiếng oán hờn
với
họ, giữa chiến trường
“chuyện
thường tình mũi tên hòn đạn.”
Ở
Mỹ, tôi quen vợ chồng người Hoa
vợ cô giáo, chồng luật sư
yêu
nhau tha thiết
nhưng
định mệnh trớ trêu, oan nghiệt
cô
vợ bị hiếp dâm
ít
lâu sau đẻ thằng con
đen
như cột nhà cháy
Anh
chồng ôm mặt khóc như điên như dại
chạy
ra khỏi phòng sanh
vợ
tay nắm chặt thành giường
ngất
lịm
Trở
về nhà
cô
vợ trẻ người Hoa
đã
có thể gạt nước mắt
cho
đi đứa con khác màu da
để
mỗi ngày người chồng
khỏi
thấy vết thương lòng
bị
chà đi, xát lại
Nhưng
các bạn tôi
làm sao có thể
chặt bỏ bàn tay của mình?
làm sao có thể cắt
bỏ lá phổi của mình?
nên
mỗi lúc trở trời,
đau
đớn
lại
nhớ đến các anh
Không
giống những thương binh
(mũi
tên hòn đạn vô tình)
các
bạn tôi mang thương tật
bởi
đôi tay độc ác
bởi
trái tim độc ác
của
các anh
Sau
chiến tranh
đối
xử với những người ở bên kia chiến tuyến
nhưng
cùng tiếng nói, màu da
biết
bao phương cách đưa ra
các
anh chọn phương cách tàn độc nhất
Các
anh đã tự đào dòng sông ngăn cách
nay
lại ngồi chễm chệ trên bờ
í
ới vẫy chúng tôi qua
tiếc
rằng…… bờ vẫn… quá xa.
Thấy
tôi mon men ở bên này bờ sông Trịnh Anh Đạt đã lội ra đón tôi ở giữa dòng. Cứ mỗi
dạo ngồi bên nhau uống chè nói chuyện thơ, dòng sông ấy trong tôi lại hẹp đi một
ít. Một lần tôi ngồi ăn kẹo, uống chè với anh Đạt và vợ anh, chị Hoa, nói chuyện
tình yêu, gia đình, nuôi dạy con cái; không khí thật đầm ấm, vui vẻ. Tôi có cảm
giác như mình đang ngồi trong nhà mình, trò chuyện với những người thân trong
gia đình mình. Lúc ấy dòng sông trong lòng tôi cứ hẹp dần, hẹp dần. Cuối cùng
chỉ còn như sợi tơ óng ánh trên mặt đất.
Tiếc
thay, còn quá ít Trịnh Anh Đạt, quá ít Trần Nhương. Và vẫn chưa ai nghĩ đến
chuyện bắc cầu. Hình như họ còn chưa biết, hoặc chưa muốn công nhận, đã hiện hữu
một dòng sông như thế.
Viết
xong tháng chạp năm Canh Dần (tháng 1 năm 2011)
Phạm Đức Nhì
Sau đây là một số
trao đổi với các văn thi hữu liên quan đến bài viết.
Thư của NAL gởi Phạm Đức Nhì
Thưa anh Phạm Đức
Nhì,
Trích
trong bài Có Một dòng Sông Như Thế (Phần chữ mầu
tím là của NAL) Trong
một chuyến về thăm quê hương, nhờ trang Web Trần Nhương tôi đã quen biết nhà
thơ, họa sĩ Trần Nhương (chủ trang Web). Nhà thơ kiêm họa sĩ này rất cởi mở,
vui vẻ, và nhiệt tình giúp tôi
có dịp gặp gỡ, trò chuyện với các nhà
văn, nhà thơ Việt Nam trong đó có nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ Tịch Hội Nhà Văn
Việt Nam. (Ông Hữu Thỉnh này có phải là Tố Hữu hay Nguyễn đình
Thi thời nay không nhỉ?) Vượt lên giông bão trăm miền Quê hương ơi! Phút bình yên diệu
kỳ! (Kỳ diệu thật, quê hương yên bình dân mình sung sướng an vui?) Qua Trịnh Anh Đạt tôi nhận
được giấy mời tham dự ngày thơ Nguyên Tiêu và gặp, trò chuyện với một
số nhà thơ trong Hội Nhà Văn Việt Nam. Rời các sân thơ Văn Miếu tôi may mắn được tháp tùng một nhóm các nhà thơ
miền Bắc đi ăn khuya. (Vui mừng nhận được giấy mời, may mắn quá, tháp tùng đi
ăn...! Việt cộng nói ...cần xác định lập trường, tư tưởng, cán bộ luôn
phải...học tập như vậy!) Tháng 10 năm 2010 gia đình anh Đạt qua Mỹ dự lễ cưới của
con gái ở California. Sau khi chu du vài thành phố có đông người Việt tỵ nạn
anh Đạt gọi điện thoại hỏi tôi: “Chiến tranh đã chấm dứt hơn 30
năm mà sao người Việt hải ngoại vẫn còn ác cảm, vẫn đối đầu với những người
Cộng Sản?” (Anh Đạt này có phải là đảng viên hay Phó chủ tịch Hội
nhà văn Việt Nam không, đọc lại bài thấy anh là ...tư bản đỏ, thì rất ơn đảng?) Duyên thơ nối nhịp ân tình Rời tay súng, chẳng
phải rình rập ai Sau 30/4 /1975 chính sách cải tạo đã làm cho người dân
miền Nam ngỡ ngàng choáng váng. Sau kỳ hạn 2 tháng, rồi 3 năm, hàng trăm ngàn
cựu quân nhân, viên chức chính quyền miền Nam vẫn biền biệt không về, vẫn còn
phải chịu đọa đày trong các trại tập trung rải rác khắp nơi trên đất nước. Lúc đó gia đình những người đi cải tạo mới biết mình bị lừa (Giá trước 1975 mà biết cộng sản là
gì thì ...đỡ khổ, bây giờ vẫn còn nhiều người lơ mơ ...!) Tiếc thay, còn quá ít Trịnh Anh Đạt, quá ít Trần Nhương (Thi
sĩ Trần Nhương người đứng sát bên chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, hội này rất
quan trọng, trực thuộc Ban ...Văn hóa Tư tưởng của Trung Ương đấy! Anh
Đạt thì là ...nhà thơ, chủ khách sạn, phải giầu có lắm, luôn luôn hồ hởi,
phấn khởi ơn Đảng, cởi mở, vui vẻ, nhiệt tình , kết thân với anh Phạm Đức Nhì
khiến anh Nhì rất ...cảm động vì tình bạn mới !) Kính gửi anh Phạm Đức
Nhì Bài thơ Bờ Vẫn Quá Xa,
tôi đọc rất cảm kích nhưng Người Lính Dù Lữ Đoàn 1 mà đem tặng bạn Trịnh Anh Đạt và Trần
Nhương, tôi thấy uổng quá! Lòng tôi xót xa, cay đắng nghĩ rằng những người
anh gọi là BẠN đó là những người đang có quyền lực hoặc đang được hưởng cuộc
sống thoải mái, yên bình trong chế độ Cộng sản. Họ đọc thơ anh sẽ không
xúc động, không hiểu hay cố tình không hiểu những cay đắng xót xa, căm
hờn, uất giận cùa người tỵ nạn. Là thi sĩ, anh mơ mộng, hoài bão sự hòa hợp,
đổi thay của con người, nhưng làm sao được với những người không tim, không
óc?! NAL
|
TRẢ LỜI
ANH NAL
Anh
L kính mến,
Trước
hết, xin được cám ơn anh đã đọc và bình phẩm bài viết Có Một Dòng Sông Như Thế
của tôi. Anh và tôi tuy chưa được giới thiệu với nhau nhưng PĐ (một bạn thơ của
tôi) rất quý mến và kính trọng anh nên tuy chưa quen anh, tôi đã lây cái niềm
quý mến và kính trọng anh của PĐ. Hơn nữa, anh lại sinh hoạt chung với các anh
chị, các bạn đã học chung trường Trung Học Ban Mê Thuột của tôi trong cái
Quay-Club rất vui nhộn này nên tôi không có lý do gì để không đối thoại với anh
thật tình và cởi mở.
Thưa
anh L,
Gia
đình tôi ở ngoại ô Sài Gòn, miền Nam, nhưng tôi lại lấy vợ miền Bắc trong lúc
tìm đường vượt biên ở Đồ Sơn. Vì thế, mỗi lần về thăm quê hương, tôi về Nam, vợ
tôi về Bắc (nhưng thường ở hai thời điểm khác nhau để còn có người ở lại chăm
sóc con cái). Tết Canh Dần vừa qua, con cái đã lớn, tôi quyết định về quê vợ để
có dịp ra la cà ở Hà Nội – cái nôi của văn học Việt Nam – thu thập tư liệu cho
những bài viết về bình thơ của tôi.
Từ
nước Mỹ tôi đã liên lạc, làm quen với nhà thơ Trần Nhương và hẹn gặp nhau ở Hà
Nội. Anh Trần Nhương hứa sẽ đưa tôi đi những nơi cần thiết để thu thập tư liệu.
Tôi lên Hà Nội mấy lần, được Trần Nhương đón ở bến xe, đưa về nhà ăn uống, nghỉ
ngơi rồi cùng tôi bắt đầu cuộc hành trình đi tìm thơ.
Tôi
đến trụ sở Hội Nhà Văn Việt Nam 6 lần và thường ngồi uống trà, tán gẫu ở văn
phòng Tạp Chí Thơ. Tôi đã gặp, trò chuyện với hơn 20 nhà văn, nhà thơ miền Bắc
đến lãnh nhuận bút hoặc đưa bài. Tôi đã gặp nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ Tịch HNVVN,
và trò chuyện khoảng 20 phút. Tôi cũng gặp Phó Chủ Tịch Nguyễn Trí Huân và Ủy
Viên Ban Chấp Hành Nguyễn Hoa nhưng chỉ bắt tay chào hỏi chứ không có thì giờ
nói chuyện. Riêng anh Ngô Thế Oanh, Phó Tổng Biên Tập Tạp Chí Thơ thì tôi có dịp
trao đổi với anh về khuynh hướng sáng tác của thơ ca Việt Nam và cùng bình phẩm
bài thơ Ngậm Ngùi của Huy Cận.
Tất
cả các cuộc trò chuyện đều lịch sự, vui vẻ nhưng không vượt qua được cái hàng
rào xã giao cứng ngắc. Họ giữ ý, tứ trong từng câu nói và lảng tránh khi đụng
chạm đến những vấn đề nhạy cảm. Những điều tôi tìm hiểu vẫn chưa có câu trả lời,
hoặc nếu có câu trả lời thì câu trả lời đó cũng chưa làm tôi thỏa mãn.
Tóm
lại, cuộc hành trình đi tìm ý nghĩa thơ ở HNV của tôi đã thất bại. Nhưng bù lại,
tôi đã gặp một tấm lòng, một tình bạn nồng ấm với Trần Nhương. Và sau đó là Trịnh
Anh Đạt.
Ngày
thơ Nguyên Tiêu các khuôn mặt thơ ca lớn đều tụ về Văn Miếu. Trịnh Anh Đạt giới
thiệu tôi với Trần Đăng Khoa (từng là thần đồng thơ Việt Nam) tại sân thơ truyền
thống trong Văn Miếu. Chúng tôi trò chuyện khoảng nửa tiếng rồi đi thưởng ngoạn
thơ khắc trên gốm. Tôi cùng với khoảng 10 nhà thơ khác (kể cả Trịnh Anh Đạt) vừa
đi vừa đọc và bình phẩm thơ ca rất vui vẻ. Sau đó cả nhóm đi ăn khuya. Khoảng
11 giờ đêm tôi về khách sạn thì gặp một nhóm nhà thơ trẻ từ mọi miền đất nước tụ
về - đông nhất là Huế . Tôi nhập bọn rồi cùng ăn cháo, uống trà và nói chuyện
thơ đến 2 giờ sáng. Những cuộc trò chuyện bên lề kiểu này rất thích thú và bổ
ích, giúp tôi vỡ lẽ ra nhiều điều.
Thưa
anh L,
Và
bây giờ tôi xin trả lời những câu hỏi của anh.
Ông Hữu Thỉnh có phải là Tố Hữu hay Nguyễn Đình Thi thời nay không
nhỉ?
Phải
thì sao? Không phải thì sao? Có liên quan gì đến việc tìm hiểu thơ ca của tôi?
Tôi không giống như Vũ Thành An, tự nhận là “Vũ Thành An đã chết” để được sự
chiếu cố của đám cán bộ coi tù. Đối diện với Hữu Thỉnh tôi vẫn hãnh diện là nhà
thơ miền Nam, đã từng là nhà thơ chống cộng kiên cường, bây giờ là nhà thơ ở
phía bên kia, có cái nhìn về quê hương đất nước rất khác với những người cộng sản.
Quê
hương ơi! Phút bình yên diệu kỳ. (kỳ diệu thật, quê
hương yên bình, dân mình sung sướng yên vui?)
Trịnh
Anh Đạt viết như thế là vì những năm chiến tranh, tôi với anh là 2 thằng lính
trực tiếp đối đầu nhau ở những trận đánh xung quanh mặt trận Quảng Trị, Huế, và
sau này, Quảng Nam. Nay hai kẻ cựu thù sát vai nhau giữa văn miếu thả hồn vào
những vần thơ, như thế không bình yên sao? Còn dân mình sung sướng yên vui hay
không thì lúc ấy có ăn nhập gì với cảm xúc của Trịnh Anh Đạt? Trung Học BMT của
tôi có một cựu học sinh (khóa 2 CTCT) cũng có cái lòng yêu nước thương dân rất
kỳ lạ, giống anh. Trong tiệc cưới có lần, đến mục dạ vũ, anh ấy phàn nàn với
tôi:
“Dân mình còn đang lầm than, khổ cực ở bên
kia, thế mà ở đây chúng nó còn đang tâm nhảy nhót, khiêu vũ. Thật đúng là bọn
lòng lang dạ thú.”
Ơ
hay! Cái anh này lạ thật! Chẳng lẽ vì dân mình đang lầm than khổ cực thì suốt đời
mình cứ phải giữ bộ mặt âu sầu ảo não hay sao? Suốt đời mình không được bày tỏ
sự vui mừng hay sao? Về sự kiện này tôi có làm một bài thơ (5 đoạn) mà chỉ dám
trích cho anh xem một đoạn đầu thôi.
Khi anh sờ vú em
Nguyễn Văn Thiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh
Ai đã từng lừa dân hại nước?
Anh đã quên, quên hết
Nặng lòng với quê hương dân tộc như
anh thì khổ quá. Có lúc phải quên đi cho nhẹ gánh để hưởng lạc thú cuộc đời chứ.
(Vui mừng nhận được giấy mời, may mắn quá tháp tùng đi ăn. Việt cộng
nói cần xác định lập trường, tư tưởng, cán bộ luôn phải…học tập như vậy)
Vâng!
Đúng như vậy. Với tôi, được tháp tùng cả chục nhà thơ miền Bắc đi ăn khuya là một
điều may mắn. Bởi lúc đã có vài ba ly “tửu nhập” thì “ngôn xuất” rất tự nhiên,
không còn giữ ý, thủ thế nữa. Họ đọc thơ, phân tích rồi bình phẩm thật lòng,
đáng khen thì khen, đáng chửi thì cũng chửi vung tít mẹt. Qua mấy lần nhậu như
thế tôi đã rút ra nhiều điều bổ ích cho việc tìm hiểu thơ ca của mình. Còn 6 buổi
sáng ngồi chai đít trong văn phòng Tạp Chí Thơ, HNV thì ngoài những lời chào hỏi
xã giao, thú thật, tôi chẳng thu thập được mấy tý.
(Anh Đạt này có phải là đảng viên hay Phó Chủ Tịch HNVVN không? Đọc
bài này thấy anh là tư bản đỏ thì rất ơn đảng.)
Anh
Đạt không là đảng viên, và dĩ nhiên, cũng không phải Phó Chủ Tịch HNVVN. Anh chỉ
là nhà thơ bình thường, đã đoạt nhiều giải thơ quan trọng trong nước nhưng chưa
(hoặc không muốn) gia nhập hội. Anh lấy vợ người Hoa và đã từng bị “đánh” te
tua trong mấy chiến dịch bài Hoa nhưng anh vẫn cần cù làm ăn, gây dựng sự nghiệp.
Mà dù anh có là đảng viên cao cấp hoặc giữ chức vụ gì đi nữa, khi đã “tâm đầu ý
hợp”, đã thành thật và sòng phẳng với nhau trong trò chơi văn chương thì tôi vẫn
xem anh là bạn với cái ý nghĩa cao đẹp của nó.
(Bài thơ Bờ Vẫn Quá Xa tôi đọc rất cảm kích nhưng Người Lính Lữ Đoàn
1 Dù mà đem tặng bạn Trịnh Anh Đạt và Trần Nhương, tôi thấy uổng quá.)
Ơ!
Cái anh L này hay nhỉ! Nếu không có cái quan hệ bạn bè với Trịnh Anh Đạt, nếu
không có cái câu hỏi “30 năm sau chiến tranh” của Trịnh Anh Đạt thì tôi làm sao
có cớ, có hứng để viết bài Bờ Vẫn Quá Xa. Tôi viết bài thơ Bờ Vẫn Quá Xa để trả
lời Trịnh Anh Đạt mà không tặng Trịnh Anh Đạt thì tặng ai? (Xin đính chính: Tôi
không đề tặng Trần Nhương.)
(Giá trước 1975 mà biết cộng sản là gì thì… đỡ khổ, bây giờ vẫn còn
nhiều người lơ mơ.)
Trước
1975 tôi là Sĩ Quan Tâm Lý Chiến nên biết về cộng sản khá kỹ, khá đầy đủ. Đơn vị
tôi đã chiến đấu kiên cường từ Xuân Lộc qua Đức Thạnh, đến Phước Tuy rồi từ
Vũng Tàu ra Đông Hải. Tôi không muốn đổ lỗi cho người dân miền Nam mà chỉ muốn
nói rằng việc mất miền Nam vào tay cộng sản là do rất nhiều yếu tố khác mà ở vị
trí Sĩ Quan Tâm Lý Chiến của Lữ Đoàn tôi không tác động được.
Trước
1975 tôi đã không lơ mơ, và bây giờ tôi vẫn rất tỉnh táo.
Anh
L kính mến,
Dẫu sao những lời bình phẩm của anh về
bài viết đã khiến tôi rất vui. Anh đã nhắc tôi đừng quên quá khứ của mình, đừng
quên quê hương dân tộc mình. Đó là lời nhắc nhở chân tình.
Không!
Tôi nhất định sẽ không quên. Chỉ có điều tôi không muốn ôm cái “khối tình
Trương Chi” nặng trĩu như anh. Có một thời bạn bè thường gọi tôi là nhà thơ chống
cộng bởi mười mấy năm chịu cực hình, đày ải trong nhà tù cộng sản đã khiến thơ
của tôi rực lửa căm thù. Ngòi bút cay độc của tôi xỉa xói vào những vùng da thịt
nhạy cảm nhất của chế độ, của giới lãnh đạo cộng sản.
Nhưng
anh L ơi! “Ôi tháng năm! Những dấu chân người cũng bụi
mờ.” (Trịnh Công Sơn).Tôi đã thay đổi.Tôi đã bỏ cái tĩnh từ chống cộng nặng
nề đàng sau cái danh xưng nhà thơ để chỉ còn là Nhà Thơ bình thường. Nhà
thơ biết yêu cái thiện, ghét cái ác, dùng ngòi bút của mình ngợi ca tình yêu và
cuộc sống. Tôi không muốn làm hoa hồng, đẹp kiêu sa trong các bình, lọ đủ kiểu
nhưng chỉ được khoe sắc ở những nơi mà người chủ của mình, người mua mình từ
ngoài chợ về, sắp đặt. Tôi chỉ muốn làm một loài hoa dại mọc bên đường, mở lòng
đón gió bốn phương, đem sắc hương dâng hiến cho moi người. Vâng! Cho tất cả mọi
người.
Một
lần nữa, xin cám ơn anh và chúc anh vui mạnh.
Phạm Đức Nhì
Thư của Phạm Đức Nhì
gởi Hồ Đăng Thanh Ngọc, Phó TBT báo Sông Hương.
Bạn Ngọc thân mến,
Không biết bạn còn nhớ
không? Mình gặp nhau ở quán trà bên đường trước khách sạn các bạn tạm trú dể
tham dự Ngày Thơ Nguyên Tiêu ở Hà Nội. Tôi hiện đang cư ngụ tại Texas, USA. Mấy
bữa nay rảnh lục lại hành trang gặp cái Business Card của bạn. Gởi cho bạn
bài viết Có Một Dòng Sông Như Thế xem Tạp Chí Sông Hương có đăng được không?
Thân chào
Phạm Đức Nhì
Thơ trả lời của Thanh Ngọc, Phó TBT báo Sông Hương
Chào anh NHì
Thanh Ngọc vẫn nhớ cuộc gặp hôm ấy.
Bạn thơ ở Huế vẫn luôn mong tinh thần hòa hợp của những người con của quê
hương. Riêng Sông Hương đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ các bạn văn từ nước ngoài
về chơi như Đăng Tiến, Trần Thiện Đạo, Nguyễn Đức Tùng, Thái Kim Lan...
Bài viết của anh sẽ không đăng được ở Sông Hương
anh ạ.
Mong anh thông cảm. (Rất lịch sự nhưng
bị “kẹt” vì chính sách, lập trường – PĐN)
Mong anh những bài viết khác, một
chùm thơ chẳng hạn.
Chúc anh và gia quyến một năm mới
sức khỏe, an lạc. Về Huế nhớ ghé Sông Hương chơi.
Thanh NGọc
Góp ý của Thằng Ông Mãnh, thành viên của QUAY-CLUB
TÔM
(Thằng Ông Mãnh) không là ba phải nhưng bốn năm phải cũng xin góp vài
nhận định về “Có Một Dòng Sông Như Thế"
Anh Nguyễn L sinh ra và lớn lên ở
miền Bắc VN gần 50 năm, sự hiểu biết về những nhân vật ngoài Bắc với một chiều
sâu đáng kề. Lại thêm gần 30 năm lưu vong ở hải ngoại, kinh nghiệm của cuộc sống
đưa đến lập trường rõ rệt. Anh cho rằng đã là con người CS (duy vật) thì không
có cái tâm, tất cả những gì họ nói và làm đều là hình thức dối trá để che đậy
một mục đích có sẵn. Cũng như anh Phi công L19 Trường Xuân Lê Xuân Nhị cựu HS THLS
BMT vẫn nói “Đối với CS không mày chết thì tao chết”. Điều này cũng được nêu ra
từ nhiều cựu lãnh tụ CS quốc tế, cho nên chỉ khi nào thấy họ dám vứt cái thẻ
Đảng xuống, tự nhìn nhận sự sai lầm đó, vạch quần … đái tè lên cái thẻ Đảng, cờ
Đảng, và hình HCM chúa Đảng, thì lúc đó tiếng nói của nó mới đáng nghe và đáng
tin.
Nếu Bố tôi mà theo Cộng Sản
Tình cha con đứt đoạn không thương
Một mai đây giữa chốn sa trường
Tôi sẽ nhắm thẳng ngực người mà bắn
(Nguyễn Chí Thiện – Do Nguyễn L truyền khẩu)
Sợ người ngoài cho là cực đoan nên
các anh ấy không phổ biến, chỉ đọc cho nhau nghe mà thôi. Chiếc áo không làm
nên nhà tu, các anh cẩn trọng có quyền không tin những gì xuất phát từ cái Đảng,
mặt trận Tổ Cò hay bất cứ tổ chức ngoại vi nào có dính dáng đến nhà cầm
quyền đó cũng là lẽ thường.
Anh Phạm Đức Nhì (một cảm tình viên
lâu năm của QC với nhiều bài thơ quậy hơn TM gấp bội) xuất thân con nhà Quốc Gia
xưa nay vẫn có tiếng là Nhà Thơ Chống Cộng. Lòng yêu thơ và yêu nghệ thuật dẫn
đưa anh đến gặp những người ngày xưa ở bên kia chiến tuyến, ngày nay sẵn sàng “giao
lưu” với lòng tin con người ta tìm đến với nhau qua thơ văn qua nghệ thuật,
những chuyện khác gạt qua một bên, không nên đem chuyện riêng cơm áo gia đình,
ý thức hệ và quá khứ làm giới hạn nghệ thuật.
Với tinh thần cách mạng này hy vọng
anh không bị lừa, bị lợi dụng bởi những người bạn mới. Càng hy vọng anh kiếm
được nguồn cảm thông từ những người bạn cũ ngày xưa cùng bên bờ phía Nam con
sông Bến Hài và bây giờ ở bờ Tây của Thái Bình Dương. Cũng hy vọng anh không
được/bị liệt vào vào chung danh sách với Phó Bá Long, PD, NCK, cùng
nhómViệt Kiều Yêu Nước. Đa số Việt Kiều khác … mất mẹ nó nước rồi còn đâu nữa
để mà yêu, tạm thời cứ yêu Bà SAM mẹ ghẻ có bầu sữa tốt.
Truyền thống hình thành đã hơn 7 năm
của Quay Club là tranh luận đến nơi, đến chốn, “cho ra lẽ” nhưng chưa có bao giờ “cãi
nhau”. Chưa có club nào vui vẻ hoà đồng như hội Quậy này, đôi khi lời lẽ có vẻ
“hăng tiết vịt” (style của hội quậy là vậy), nhưng vẫn chỉ là tranh luận trong
tinh thần thương yêu hoà kính.
Hy vọng những tranh
luận của các anh giúp người khác có cái nhìn về thời cuộc khoáng đạt hơn.
Nè năm hết tết đến, các cụ đâu rồi?
Mần dùm vài câu đối đón xuân con mèo treo ngoài cổng hội Quậy xem nào?
Quậy Viên
Thư của Phạm Đức Nhì gởi NAL
Anh L kính mến,
Cám ơn anh một lần nữa.
Những lời cảnh tỉnh của anh sẽ giúp tôi cẩn thận hơn. Lại còn những lời rào đón
của TOM nữa. Toàn là những tiếng chân tình.
Ngày xưa, trong Cải Cách
Ruộng Đất, nếu tôi nhớ không lầm thì Trường Chinh đấu tố đến chết người cha của
mình. Bây giờ lại được đọc 4 câu thơ của NCT, sẵn sàng bắn chết bố mình
nếu ông là cộng sản. Chiến tranh ý thức hệ ghê gớm quá anh ơi.
Tôi nhớ một nhà báo
ngoại quốc khi viết về sự kiện Trường Chinh đấu tố gia đình mình, lúc ấy đã kết
luận:
" Nếu bảo việc Trường Chinh đấu
tố đến chết người cha thân yêu của mình là biểu hiện của tinh thần đấu tranh giai cấp quyết
liệt, thì người ta sẽ phải hiểu thế nào về Đạo Đức Xã Hội Chủ Nghĩa? "
Tôi nể phục tinh thần
chống cộng của NCT, nhưng chống đến mức sẵn sàng bắn chết bố mình thì (nói như
nhà báo ngoại quốc kia) người ta sẽ phải hiểu thế nào về Đạo Đức Của Những Người Chống Cộng?
Chúc anh vui khỏe.
Phạm
Đức Nhì
Thơ của NAL gởi Phạm
Đức Nhì
Thưa anh Phạm Đức Nhì, Trước 1975 tôi đã
không lơ mơ, và bây giờ tôi vẫn rất tỉnh táo. Câu ghi trên trong
thư của anh gửi cho tôi đã nói đủ cả, xin anh nhận cho lòng kính trọng của
tôi. Sở dĩ tôi cảm thấy áy náy vì tôi đã sống ở miền Bắc, không di cư năm
1954 nên cho là mình hiểu cộng sản hơn bạn bè sống ở miền Nam. Tôi đã trải
qua nhiều giai đoạn khốc liệt, từ đánh tư sản, cải cách ruộng đất, cải tạo tề
ngụy, Nhân Văn Giai Phẩm, thanh trừng nội bộ, thủ tiêu vv... Điều anh ghi dưới
đây, đối với tôi hơi lạ, vì đã
28 năm tôi không về VN, kể thì bây giờ đổi mới cũng khác xưa. Tôi thành thực xin lỗi nếu
anh coi những thắc mắc ghi sau phần câu viết của anh trong bài trước là
chỉ trích. Tôi đến trụ sở Hội
Nhà Văn Việt Nam 6 lần và thường ngồi uống trà, tán gẫu ở văn phòng Tạp Chí
Thơ. Tôi đã gặp, trò chuyện với hơn 20 nhà văn, nhà thơ miền Bắc đến lãnh
nhuận bút hoặc đưa bài. Tôi đã gặp nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ Tịch HNVVN, và trò
chuyện khoảng 20 phút. Tôi cũng gặp Phó Chủ Tịch là Nguyễn Trí Huân và Nguyễn
Hoa, Ủy Viên Ban Chấp Hành HNV, nhưng chỉ bắt tay chào hỏi chứ không có thì
giờ nói chuyện. Riêng anh Ngô Thế Oanh, Phó Tổng Biên Tập Tạp Chí Thơ thì tôi
có dịp trao đổi với anh về khuynh hướng sáng tác của thơ ca Việt Nam và cùng
bình phẩm bài thơ Ngậm Ngùi của Huy Cận. Tất cả các cuộc trò chuyện đều lịch
sự, vui vẻ nhưng không vượt qua được
cái hàng rào xã giao cứng ngắc. Họ giữ ý, tứ trong từng câu nói và lảng tránh
khi đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm. Những điều tôi tìm hiểu vẫn
chưa có câu trả lời, hoặc nếu có câu trả lời thì câu trả lời đó cũng chưa làm
tôi thỏa mãn. ...Anh chỉ là nhà
thơ bình thường, đã đoạt nhiều giải
thơ quan trọng trong nước nhưng chưa (hoặc không muốn) gia nhập hội .... Mà dù anh có là đảng viên cao cấp hoặc giữ chức vụ gì đi nữa, khi
đã “tâm đầu ý hợp”, đã thành thật và
sòng phẳng với nhau trong trò chơi văn chương thì tôi vẫn xem anh là bạn với
cái ý nghĩa cao đẹp của nó. .. Nặng lòng
với quê hương dân tộc như anh (T.A.Đạt) thì khổ quá. Có lúc phải quên đi cho
nhẹ gánh để hưởng lạc thú cuộc đời chứ. Anh nói với anh
T.A.Đạt nhưng tôi cũng lắng nghe và cám ơn anh. Thực ra thì cũng nên như vậy.
Tôi tham gia Quậy Club, quậy lung tung chỉ thua có ông Tran Mo thôi . Cám ơn anh Phạm Đức
Nhì đã thư cho tôi và những cảm nghĩ thẳng thắn của anh. NAL
|
Phạm
tiên sinh quý mến!
Thật
thú vị khi đọc thư của anh trả lời NAL. Đúng là một sỹ quan tâm lý chiến. Bản
lĩnh vững vàng. Bài viết đầy thuyết phục- Có lẽ vì vậy mà phần hồi âm NAL tỏ ra
“tâm phục, khẩu phục”…
Vượt
lên giông bão trăm miền
Quê hương
ơi! Phút bình yên diệu kỳ!...
Câu thơ khép lại đầy sảng khoái, tự
hào. Cảm nhận này TAĐ viết cho PĐN mà như viết cho chính mình, bởi hai người
lính chiến đã từng “choảng” nhau chí mạng khi ở hai chiến tuyến. Dù họ cầm súng
ở phía nào, sự ám ảnh của chiến tranh vẫn theo họ suốt đời…(Chính nghĩa hay phi
nghĩa chỉ là môt phạm trù do nhận thức của mỗi người!) Đây cũng là lý do tại
sao TAĐ có khá nhiều thi phẩm viết về ký ức chiến tranh. Chẳng hạn người ta lên
Đà Lạt để thưởng ngoạn phong cảnh hoa thơm, cỏ lạ…Còn
TAĐ
thì:… “Chìm vào đêm tối
mênh mông
Gặp thời chiến trận, nỗi
lòng nôn nao…”
Để
rồi:
Ba mươi
năm, bấy nhiêu ngày
Mà sao
ký ức căng đầy chẳng vơi?
Đồng đội
ơi. Đồng nghiệp ơi
Chạm rừng đêm, có nhớ thời
lửa bom?
Câu
thơ “Quê hương ơi…” không đề cập đến việc dân mình có được sung sướng, hạnh
phúc, yên vui hay không mà nó gửi gắm thực trạng và tâm trạng của hai người
lính đã trải qua… “Vượt lên giông bão trăm miền…”đâu chỉ miêu tả ông nhà thơ Mỹ
gốc Việt “ngự’’ phi cơ hiện đại cưỡi mây, cưỡi gió vượt qua các vùng miền quốc
gia khác nhau, mà còn hàm chứa ý sâu sa: gần 20 năm về trước Phạm thi nhân cũng
lênh đênh trên biển cả, phiêu dạt men bờ biển của các quốc gia vùng đông nam
châu Á mới đến được “Miền đất hứa”. Chính mắt PĐN nhìn thấy những mảnh ván thuyền
trôi lênh bềnh và cả những mảnh áo quần của các nạn nhân trôi lập lờ trên biển…Cũng
như thân phận của tác giả “….Áo cơm bạc mặt kiếm tìm…”Trên 10 năm : “Ngồi chơi
xơi nước” chỉ vì liên quan đến người Hoa!...Vì vậy có thể khẳng địnhTAĐ không
phải là “Tư bản đỏ”
“Phút bình yên Văn Miếu” là một thi
phẩm phản đối chiến tranh, bênh vực nạn nhân chiến tranh của cả hai phía. Hậu
quả của cuộc chiến ấy là đây:
Người mẻ trán, kẻ
sứt đầu
Trở giời trái gió ngấm
đau một mình !...
Vết
thương chiến tranh sẽ còn tàn phá thân thể và tâm tư tình cảm của những người
lính tham gia cuộc chiến ấy, chẳng bao giờ có thể nguôi ngoai. Nhưng chiến
tranh đã khép lại trên 30 năm rồi. Chức năng của các nhà thơ trong nước cũng
như hải ngoại là biến văn chương thành phương thuốc nhiệm màu dịt lành vết
thương đau.. “Biết yêu cái thiện, ghét
cái ác, dùng ngòi bút của mình ngợi ca tình yêu và cuộc sống…Đem sắc hương dâng
hiến cho tất cả mọi người ! Vâng cho tất cả mọi người!” (Chữ của Phạm Đức
Nhì)
Khi tới thăm bảo tàng không quân ở Sacramento
City, mình cùng các cháu nhỏ tự do leo trèo lên các phi cơ hiên đại nhất của
các thời đại; từ thế chiến thứ II đến các phi cơ tham chiến ở Việt Nam, IRac… Tự
dưng mình liên hệ đến kho mũi tên đồng được khai quật ở Cổ Loa thành đã hoen rỉ
thời An Dương Vương, mà lòng không khỏi ngậm ngùi …
Chao ơi! Tất cả các loại vũ khí tối
tân của mọi thời đại cuối cùng cũng thành đồ chơi cho con trẻ mà thôi!
Hãy làm cho nhân loại và con cháu
muôn đời phản đối chiến tranh, như những người lính chúng ta chán ghét chiến
tranh!
Chào thân ái
TRỊNH ANH ĐẠT
TB: Mình rất vui khi được đọc các bài viết của
bạn Nhì!
Thơ của KP gởi Phạm
Đức Nhì
Bạn Phạm Đức Nhì thân mến,
“Bờ
Vẫn Quá Xa” - bài thơ mang tính nhân bản và tình tự dân tộc có tác động thức tỉnh
lòng trắc ẩn của những người phía bên kia. Nội dung mặc dầu cũng tố cáo những
hành vi tàn bạo phi nhân của cai tù và hệ quả của chính sách hà khắc của nhà cầm
quyền cộng sản đối với toàn dân, nhưng nó không biểu hiện sự căm hờn, thù nghịch
mù quáng mà chỉ vạch trần mỗi góc cạnh của xã hội để thức tỉnh lương tri dân tộc. Mấy câu thơ tôi đắc ý nhất là:
Báng
súng AK
các
anh lao vào ngực, vào bụng
cho
đến khi con nhái phòi ra
con
nhái lúc vào màu xanh
lúc
ra thành màu đỏ.
Chữ
“phòi” và 2 chữ “xanh”, “đỏ” bạn dùng thật đắt, thật tuyệt vời! Nó diễn tả được sự
ghê tởm đến dã man vô cùng tận của con người đối với con người, của con dân với
người đồng chủng. Hãy tưởng tượng ba tên cai tù vây quanh một nạn nhân thân tàn
ma dại, báng AK liên tục dộng vào ngực, vào bụng một người chỉ vì bỏ đói mà ăn
bậy một con nhái sống. Mắt trợn ngược, miệng ứa máu, “phòi” ra một con nhái
sõng soài trong bụm máu. Thật ghê rợn,
thật dã man. Tôi nghĩ các bạn thơ của bạn
từ quê nhà, đã từng là những chiến binh đối đầu trong mặt trận cũng phải ghê rợn,
bẽn lẽn ngậm ngùi vì những hành vi phi nhân của những người đồng chí cùng chiến
tuyến.
Đọc
đoạn thơ này tôi bỗng nhớ đến hình ảnh tương tự của sự tàn bạo tôi được chứng
kiến ở trại tù Nghệ Tĩnh. Hôm ấy tôi được
cử đi thâu hoạch rau xanh cho ban (ban cán bộ cai tù). Tôi đang chặt cải bắp và
xu hào bỏ vào gánh thì từ xa một anh tù hình sự trờ tới. Miệng liến thoắng, tay vơ vội chiếc cải bắp
trên luống rồi ngoắt quay đi.
Bỗng
đâu gần đó tên cán bộ quản giáo Hạnh xuất hiện, chặn đầu. Anh hình sự đứng chết
trân như chuột trước miệng mèo. Tên cán bộ Hạnh quơ con dao phay to bản, cán sắt
nặng, thẳng cánh phóng về phiá trước. Phịch!
Tôi ghê sợ nhắm mắt lại, khi mở ra thấy anh hình sự gục xuống, miệng ứa máu lắp
bắp: “lạy ông…” và con dao cán quay ngược nằm ngay trước mặt…
Anh
hình sự rất may chưa chết, nhưng ắt hẳn lá phổi anh đã ói máu bầm giập. Anh ráng lết về hướng cũ, nơi đó có một tên
lính dẫn giải từ từ tiến lại. Tên dẫn giải
nói với tên cán bộ Hạnh: “Mẹ kiếp, sao mày đánh nó đau thế! Tao bảo nó đến xin
ít rau về cải thiện…” Thế là huề! Sinh mạng con người được giới có quyền trân
trọng như thế ấy!
Qua
câu chuyện kể ta thấy “con nhái màu đỏ” của bạn không phải là hình ảnh cá biệt
mà nó rất phổ biến trong các trại tù. Dường
như những người cán bộ công an họ đã được đào luyện, nhồi nhét trong đầu về
cách nhìn nhận và đối xử với đồng bào ruột thịt mình như vậy. Họ có coi đồng bào họ là những con người? Ôi
mẹ Việt nam ơi! Chẳng lẽ đất nước này tồn tại và phát triển được đến ngày nay
là dựa vào phong cách cư xử với nhau như vậy hay sao? Thật tôi không hiểu nổi!!!
Về
hình thức, âm vận khá chặt chẽ, bạn đã dùng lối thơ tự do nhưng vẫn tôn trọng
âm luật tự nhiên, thể hiện được lối biểu hiện thanh thoát nhưng vẫn toát ra được
lối kể chuyện chững chạc tự tin.
Ngoài
ra, tôi thấy có vài chữ chưa được chỉnh lắm như câu:
kẻ
mất tay, người sẹo đầu, sẹo cổ
Tôi
đề nghị dùng chữ “ngẹo đầu” thay cho “sẹo đầu”.
Nó giữ được nguyên âm vận trong khi vẫn tránh được sự trùng hợp không cần
thiết, mà lại diễn tả được sự tàn hại đa dạng của chiến tranh.
Còn
câu:
Cô
vợ trẻ người Hoa
Đã
có thể cho đi đứa con khác màu da
Nhóm
chữ “đã có thể” hơi gượng, lại không diễn tả được tâm lý đau khổ trong mâu thuẫn
của người mẹ khi phải dứt bỏ đứa con khác màu da do tại nạn hải tặc trong bụng
mình. Tôi đề nghị nhóm chữ: “phải nén lòng” cho đi…Nó có thể nói được sự
day dứt trong mặc cảm của người phụ nữ.
Có
thể nói bài thơ “Bờ Vẫn Quá Xa” của bạn là một sự trổi dậy tìm về nguồn cội dân
tộc. Tất cả những cuộc thăm viếng, trao đổi thơ văn của bạn là một nỗ lực chiến
thắng bản thân như một nạn nhân và chứng nhân của những hậu quả sau cuộc chiến
quốc cộng.
Việc
làm của bạn không có tính quyết định sự hàn gắn vết thương dân tộc mà chỉ mang
ý nghĩa mở lòng giao lưu; gợi cảm soi rọi những vết thương tiềm ẩn, để những
người có trách nhiệm, có thẩm quyền phải dám nhìn vào sự thực vì tiếng kêu gào
của mẹ Việt nam: “Bờ phải được nối liền…”
Tôi
rất tiếc không có thì giờ đi sâu hơn về những công trình tim não, đánh dấu một
quãng đời mà bạn trân trọng. Tôi chỉ muốn góp với bạn tiếng nói đồng cảm về món
nợ tổ tông mà dù muốn hay không, đã tham dự vào ở bên này hay bên kia chiến tuyến
chúng ta cũng đều có trách nhiệm.
Cuộc
đời mình không còn dài nữa. Tôi thấy chúng ta cần phải đóng góp chút gì để được
thanh thản trước khi bước vào cõi vĩnh hằng.
Việc làm của bạn mang ý thức phản tỉnh đó.
Tôi
muốn hỏi bạn tôi có thể phổ biến những bài viết này trong phạm vi thân hữu?
Chúc
bạn tiến xa mãi trong bước đường nghệ thuật.
Cali
ngày 20 tháng 2 năm 2011
KP
Bài thơ của Yên Sơn gởi tặng Phạm Đức Nhì
Gửi anh Phạm Đức
Nhì (*)
Nằm
trên net
Bạn
gửi qua gửi lại
Gặp
bài thơ anh
Tên
tác giả tôi mới đọc lần đầu
Thường
tôi hay đọc lướt chỉ vài câu
Nếu
hợp ý mới đọc luôn một lúc
Đọc
thơ anh vài khúc
Câu
cú thấy hợp với tôi
Ý
nghĩa không sâu xa mà rất là đời
Rất
chân thực với rất nhiều cay đắng
“Tự
do như muối
Hạnh
phúc như đường”
Tôi
đọc thơ anh
(Thơ
người lính nhảy dù Lữ Đoàn I)
Trong
lòng xa xót
Đau
cái đau của người ngã ngựa năm nào
Dẫu
cả hai chúng ta cùng chung cuộc binh đao
Dẫu
mỗi chúng ta
Có
niềm tự hào riêng về binh chủng
Nhưng
tôi vẫn trọng anh
Một
quân nhân với tấm gương anh dũng
Hiếu
nghĩa với gia đình
Tiết
liệt với non sông
Tôi
dặn lòng
Nếu
mai kia có cơ duyên
Mình
gặp nhau trên bước đường lưu lạc
Dù
tóc còn xanh
Hay
mái đầu đã bạc
Tôi
cũng sẽ mời anh một ly rượu ân tình
Tôi
sẽ cám ơn anh
(Như
cám ơn những người kẹt lại)
Đã
mục kích những oái oăm của thời đại
Đã
chịu nhục hình dưới sự tàn bạo của một lũ ngu
Đã
can đảm, hiên ngang hứng chịu đòn thù
Đã
đứng thẳng qua bao nhục nhằn, cay đắng
Mặc
lũ ngô nghê ăn mừng chiến thắng
Chiến
thắng rớt xuống từ trời
Hay
Kissinger và tòa Bạch Ốc ban cho
Anh
Phạm Đức Nhì ơi
Chúng
mình đã thua trận
Không
phải vì thiếu dũng lược
Cũng
chẳng thiếu xả thân
Cũng
không phải thiếu sự ủng hộ của toàn dân
Nhưng
vì thiếu lớp người chỉ huy tài cán
Chức
trọng, quyền cao có từ mua bán
Tham
nhũng, lộng quyền
Dựa
dẫm ngoại bang
Kịp
đến khi người Mỹ chạy làng
Lãnh
đạo ta mới biết
Bạn
của mình đã đi đêm cùng giặc
Thế
là lãnh tụ chúng ta con bồng vợ dắt
Lén
chuồn êm
Bỏ
thuộc cấp của mình
Nói
cho ngay
Còn
có ngũ hổ tướng anh hùng (*)
Đã
tự vẫn để giữ tròn danh tiết
Họ
là niềm hãnh diện của con dân miền Nam nước Việt
Tướng
chết theo thành
Vạn
thuở lưu danh
Còn
có ông Đại Tá hùng anh (*)
Bị
giặc bắn giữa vận động trường một ngày tháng Tám
Và
còn biết bao nhiêu quân dân cán chính
Thà
chết chứ không chịu đầu hàng
Lũ
giặc cuồng ngông
Viết
vài lời chia sẻ, cảm thông
Mong
anh cứ là Phạm Đức Nhì của dòng thơ mới
Thế
nào cũng có một ngày
Duyên
đầy nợ tới
Hai
đứa tụi mình nhất định nâng ly.
Yên
Sơn
(*)
Tác giả của các bài thơ “Bờ Vẫn Quá Xa” và “Lá Cờ Chính Nghĩa…” được lưu truyền
trên diễn đàn Việt ngữ trong cả tháng qua.
(*)
Ngũ Hổ Tướng: Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Phạm
Văn Phú
(*)
Đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị bắn ở vận động trường Cần Thơ, ngày 14/8/1975.
Thêm Vài Chi Tiết Đáng Nhớ:
1/ Bài “Có Một Dòng Sông
Như Thế” gởi Hồ Đăng Thanh Ngọc (lúc đó là Phó Tổng Biên Tập báo Sông Hương -
giờ đã lên Tổng Biên Tập) thì bị từ chối bằng những lời lịch sự.
2/ Cũng bài đó gởi cho Trần
Nhương (chủ trang web của HNVVN) thì bị nhẹ nhàng bỏ mất bài thơ Bờ Vẫn Quá Xa.
3/ Còn “phe ta” thì ngay cả
bạn cùng trường ngày xưa (TOM) cũng “đá giò lái” chứ đừng nói NĐL là bạn qua
trung gian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét