Tôi quen Trần Hạ Vi chắc được khoảng hơn nửa năm, lúc mới lớ
ngớ bước vào sân chơi Facebook. Cô đã rất tận tình hướng dẫn tôi đường đi nước
bước trong khung cảnh mới lạ này. Biết tôi bình thơ cô đưa tôi đến các
trang web văn học trẻ để đăng bài. Chúng tôi cũng trao đổi một số vấn đề về thơ
ca một cách cởi mở và vui vẻ. Cô cũng được mời vào ban quản trị trang web phamnhibinhtho.blogspot.com - trang web các bạn đang đọc bài viết này- để giúp cải tiến bộ mặt hình thức của trang web.
Trong số thơ của THV tôi thích bài Căn Phòng Bí Mật và đã viết
lời bình. Có lẽ vì thế cô đã gởi tặng tôi tập thơ Lật Tung Miền Ký Ức. Mấy ngày
trước - được nghỉ cày – tôi lấy tập thơ ra đọc và nhận thấy một điểm “Trái Khoáy”
nên đã viết một đoạn ngắn đưa vào “kho lưu trữ” và nhân tiện gởi cho tác giả đọc
chơi. Sau đây là vài trao đổi tin nhắn về Trái Khoáy: (Tôi ghi lại nguyên văn nên
có nhiều chỗ không viêt hoa đầu câu)
NP (nhipham): anh gởi cho em một bài ngắn qua mail.
HV (Trần Hạ Vi): dạ để em đọc
em chưa thấy anh ạ
NP: đọc đừng buồn
HV: không sao ạ
mỗi người có
quyền cảm nhận riêng mà
Sau khi đọc xong THV trả lời:
HV: em lật tung miền ký ức ra mới biết là còn có “căn phòng
bí mật”. như vậy cũng là 1 thành quả rồi.
NP: vậy là tốt rồi
anh không khen
xã giao
và chê cũng thật
lòng
HV: quá trình đi vào bên trong bản thân là 1 quá trình rất dài,
vất vả, tốn sức, có nhiều người thậm chí thấy mệt quá chưa bao giờ đi cả. Em đi
từ từ, đó cũng là cách của em vậy
dạ, em biết mà, nên em rất trân trọng (hình một trái tim đỏ)
NP: anh mừng cho em
anh đăng bài đó
được không
HV: dạ được, anh cứ đăng ạ! Tag em! (Hình một trái tim đỏ)
hoặc đăng trên
blog là em chia sẻ về
Trong những bài bình thơ tôi luôn giữ tính độc lập, không để
tác giả chen vào ảnh hưởng đến cách đánh giá, khen chê của mình. Còn những bài
viết khác - nếu khả thi - tôi thường gởi đến đối tượng của bài viết để được xác
nhận những chi tiết liên quan đến họ.
Chính vì thế, đọc những câu văn bừng bừng lửa giận của THV tôi
thấy hơi ngạc nhiên. Cô là người phóng khoáng, có lối suy nghĩ, nhìn nhận sự việc
nhiều khi vuợt ra khỏi những lề thói của xã hội, người đời. Tôi thường nhủ thầm:
“Con bé này gặp lúc cao hứng thế nào cũng có một bài thơ độc đáo.”
Có vài người - đặc biệt là anh Quỳnh Phạm – đã nhắn tin đề
nghị tôi không nên tranh luận thêm nữa. Lý do họ đưa ra rất thuyết phục nên tôi
đồng ý ngay.
Trong cái rủi cũng có cái may. Sự kiện này đã gợi ý và thôi
thúc tôi viết một bài liên quan đến Lý Thuyết Thơ. Mời mọi người đón đọc Đừng Kêu
Ca – Chúng Ta Đều Xạo, viết về tính Xạo của thi sĩ.
Phạm Đức Nhì
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét