Lối Nói Thậm Xưng
Khác với dối trá đời thường (trong thơ), lối
nói thậm xưng là một kiểu “xạo” đầy tính nghệ thuật. Tác giả cũng “phịa” ra những
điều không thật nhưng với mục đích “để tạo sự đột phá, thay đổi cái trật tự đời
thường bằng cái phi lý mà có lý trong nghệ thuật” (1)
Thí dụ:
Muốn gởi cho em
chút gió biển Galveston
là một câu “xạo tới bến” vì gió từ biển
Galvston (ở Mỹ) làm sao gởi về Việt Nam được? Nhưng phần sau của đoạn thơ lại
là những cái “có lý trong nghệ thuật”.
Gió từ Mỹ gởi về:
để dịu bớt cái nắng Sài Gòn gay gắt.
Có lý quá đi chứ! Và hai câu kế tiếp:
nhưng sợ người ta đang đi mà chợt mát
rồi bồi hồi
nhớ nhớ thương thương.
(Muốn Gởi Cho Em, Phạm Hữu T, FB Phượng Kim Ngọc Huỳnh)
(Muốn Gởi Cho Em, Phạm Hữu T, FB Phượng Kim Ngọc Huỳnh)
vừa trữ tình lãng mạn - khi mượn ý của Nguyên
Sa trong Áo Lụa Hà Đông - lại vừa khôi
hài ý nhị. Đoạn thơ mở đầu thật tuyệt vời.
Đây là kiểu xạo nghệ thuật, “xạo dễ thương”,
nâng cao giá trị của bài thơ.
Xạo Công Khai – Hy Sinh Danh Dự Và Nhân Cách Vì Lý Tưởng Chính Trị
Đây là trường hợp của Tố Hữu – nhà thơ lãnh đạo
sinh hoạt văn hóa văn nghệ của nước VNDCCH một thời gian rất dài. Chúng ta thử
đọc mấy câu thơ trong bài Đời Đời Nhớ Ông - Tố Hữu viết để khóc Stalin của Liên
Xô:
“Thương biết mấy nghe con học nói
Tiếng đầu lòng con gọi Xít- Ta- Lin”
Và
“Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười
Với người Việt Nam, khi con bặp bẹ học nói thì
được dạy những chữ đơn giản như Ba, Má, Cha, Mẹ … chứ không ai dạy con nói cái
chữ tiếng Nga “Xít- Ta- Lin” xa lạ, có 3 vần trong đó có đến 2 vần phức tạp.
Và
cũng theo truyền thống văn hóa của người Việt Nam, chẳng ai đi thương cái “thằng
người dưng” những mười phần trong khi cha, mẹ, chồng và chính bản thân mình chỉ
thương có một. Tính xạo hiển hiện rõ ràng, công khai ngay trong câu thơ - đọc
là hiểu liền, không cần liên tưởng suy luận xa xôi.
Vì mấy câu thơ này mà dù tài thơ hiếm có, uy
quyền tột đỉnh, danh dự và nhân cách của Tố Hữu bị người Việt - đặc biệt trong
làng thơ - đánh giá rất thấp.
Xạo Ở Thế Trận (Kịch Bản) Của Bài Thơ.
Bài thơ Tình Yêu Không Lời của thi sĩ Phạm
Trung Dũng có tứ thơ khá lạ và cảm động về mối tình của một chàng trai với cô
gái câm điếc. Nhưng kịch bản của bài thơ đã được tác giả nêm nếm quá tay. (Xin
đọc bài thơ ở http://phamnhibinhtho.blogspot.com/2017/06/mot-kich-ban-tho-xao.html)
Là hàng xóm sát mái, kề hè với nhau mấy tháng
trời (mấy mùa cây khế trổ hoa), lại
sang nhà cô chơi mấy lần mà phải chờ đến khi hai người “tò tí” xong, đọc mẩu giấy
cô gái nhét vào tay, mới biết cô gái bị câm điếc và bàng hoàng thương cảm, thì
thật không thể nào tin nổi.
Phạm Trung Dũng không những chỉ nêm nếm quá tay
mà – trong quá trình làm thơ và kiểm soát lại trước khi phổ biến – anh đã tự bịt
mắt mình để không thấy những điều lẽ ra phải thấy.
Khi nhận ra chi tiết chính
trong kịch bản của bài thơ không phải chỉ “không hợp tình hợp lý” mà còn xạo
một cách trắng trợn, cảm xúc có được qua việc đọc thơ chỉ là thứ cảm xúc giả
tạo, độc giả cảm thấy bẽ bàng vì bị xúc phạm. Bài thơ thất bại một cách ê chề.
Chữ “Vui” Làm Buồn Bài Thơ
Tôi đến với Niềm Tin đầu tiên qua
giai điệu nhạc của Anh Linh trước khi biết bài thơ gốc của Nhất Tuấn. Nghe bài
nhạc đến đoạn
"Em biết chăng đời lính
Nắng sớm với sương chiều
Gió rừng và mưa núi
Đã làm anh vui nhiều”
tự nhiên tôi thấy chối tai, cảm xúc trong tâm hồn đang trôi theo tiếng hát bỗng khựng lại. Lòng tự hỏi “Trong khung cảnh đó tại sao lại “vui” nhỉ? Mà lại “vui nhiều” mới lạ chứ! Đã từng là anh lính chiến, đóng quân ở rừng sâu, núi cao, tôi đã biết thế nào là
"Em biết chăng đời lính
Nắng sớm với sương chiều
Gió rừng và mưa núi
Đã làm anh vui nhiều”
tự nhiên tôi thấy chối tai, cảm xúc trong tâm hồn đang trôi theo tiếng hát bỗng khựng lại. Lòng tự hỏi “Trong khung cảnh đó tại sao lại “vui” nhỉ? Mà lại “vui nhiều” mới lạ chứ! Đã từng là anh lính chiến, đóng quân ở rừng sâu, núi cao, tôi đã biết thế nào là
Nắng sớm với sương chiều
Gió rừng và mưa núi
theo đúng nghĩa đen của từng chữ.
Tôi quen với khung cảnh ấy, sống trong hoàn cảnh ấy không phải vài ngày, vài
tuần mà tháng này qua tháng khác. Những lúc ấy ngồi trong lều nhìn cảnh núi
rừng - từ sĩ quan đến lính - mắt thằng nào cũng như đang lạc vào một cõi xa
xăm, mặt thằng nào cũng dài thuỗn ra, buồn rười rượi. Dĩ nhiên đời lính ở rừng
sâu núi thẳm cũng có những lúc vui - những niềm vui nho nhỏ do người lính tự
tạo ra - để quên nỗi nhớ thương quay quắt và để … sống. Nhưng chỉ cần một cái
gì đó rất nhỏ nhặt gợi lên kỷ niệm với người thân thì từ sâu trong tâm hồn của
họ nỗi buồn chia xa đang đầy ắp sẽ trào ra như thác đổ.
Câu “Đã làm anh vui nhiều” khiến Niềm Tin đang là tâm tình của người
lính xa nhà bỗng trở thành một bài thơ, bài hát “phải đạo” (politically
correct). Lời thơ, tiếng nhạc đang là những cảm xúc chân thật của con người bất
chợt biến thành những lời đầu môi chót lưỡi, dối người và tự dối lòng
mình.
Đúng là chữ “vui” đã làm buồn bài
thơ.
Nói Chắc Như Đinh Đóng Cột Nhưng Lại Không Làm
Nhà thơ Trần Trung Đạo có bài thơ Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười viết về
mẹ, rất cảm động, được rất nhiều người ca ngợi.
Nhắc
chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm Mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương
Tiếng Mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao với
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
Đừng khóc Mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm Mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương
Tiếng Mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao với
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
Đừng khóc Mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
Tôi qua Mỹ năm 1993. Đến cuối năm 1995 mới mua được cái computer và đọc được bài thơ. Không hiểu sao tôi lại táy máy email hỏi tác giả:
“Thế anh đã về thăm mẹ chưa?”
Tôi nghĩ với nỗi nhớ thương to lớn, sâu đậm
như thế, viết xong bài thơ chắc Trần Trung Đạo phải vùng chạy đi mua vé máy bay
về thăm mẹ ngay. Nhưng tác giả email trả lời:
“Tôi còn kẹt vài chuyện nên chưa về được.”
………………………………………………………………………….
Một Vài Nhận Xét
1/
Lỗi Kỹ Thuật
Trong Mẹ
Và Quê Hương có những câu sau đây:
Tuy nhiên, mẹ của Đổi Cả Thiên Thu
Tiếng Mẹ Cười không phải là người đã mang tôi vào cuộc đời này. Người mẹ sinh
ra tôi đã chết khi tôi còn rất nhỏ.
Năm tôi viết bài thơ, mẹ tôi, đã
ngoài 60 tuổi và đang sống trong căn nhà tôn nghèo nàn ở Hòa Hưng Sài Gòn. Căn
nhà nhỏ có giàn hoa giấy đỏ đó là nơi tôi đã sống 8 năm.
Như vây
mẹ trong bài thơ là mẹ nuôi. Khi nói mẹ “trống không” người đọc sẽ
hiểu là mẹ ruột. Còn nếu muốn nói đến những loại mẹ “đặc biệt” khác – mẹ kế (ghẻ),
mẹ đỡ đầu, mẹ tinh thần, mẹ nuôi - phải nêu đích danh tính chất đặc biệt ấy.
Tôi nhớ đến giai thoại Tô Đông Pha sửa thơ Vương
An Thạch. Bình thường ai cũng hiểu Minh Nguyệt là trăng sáng, Hoàng Khuyển là
con chó vàng. Nhưng trong bài thơ của Vương An Thạch Minh Nguyệt là tên một loại
chim và Hoàng Khuyển là tên một loại sâu. Lỗi ở VAT – không chú thích sự khác
biệt độc đáo, chỉ có ở địa phương ấy - nên Tô Đông Pha mới hiểu lầm và sửa bài
thơ. (http://phamnhibinhtho.blogspot.com/2016/08/loi-binh-ngan-tap-1.html)
Đọc ĐCTTTMC ai cũng hiểu “mẹ” là mẹ ruột của
TTĐ. Nếu TTĐ cố ý né chữ “nuôi” để mong gợi thêm cảm xúc của người đọc thì anh đã
mắc tội “treo đầu dê, bán thịt chó”. Tuy nhiên, tôi không nghĩ như vậy. Với anh,
ơn nghĩa công lao nuôi dưỡng 8 năm ở Hòa Hưng cũng rất lớn; tình cảm của anh với
bà mẹ nuôi cũng rất sâu đậm không kém đối với mẹ ruột. Lẽ ra khi phổ biến bài
thơ anh phải chú thích điều đó (ngay dưới bài thơ) để “sòng phẳng” với người đọc
nhưng anh lại không làm nên gần 22 năm trôi qua, tôi vẫn đinh ninh mẹ trong bài
thơ là mẹ ruột của anh. Nhưng đó chỉ là lỗi kỹ thuật.
2/ Mười Năm Không Gọi Phone Cho Mẹ
“Bài thơ ra đời trong một đêm mưa, sau lần điện thoại
đầu tiên với mẹ tôi từ Việt Nam. “
Câu đầu tiên khiến tôi sững sờ
“Nhắc
chiếc phone lên bỗng lặng người”
Mười năm mới nói chuyện điện thoại với mẹ lần
đầu tiên. Mà ai gọi ai? Bà mẹ nghèo khổ ở Hòa Hưng (trên 60 tuổi) gọi điện
thoại đường dài cho đứa con thành đạt ở nước Mỹ. Đọc câu thơ ấy tôi cũng “bỗng lặng người” vì
thấy anh tệ quá, anh Trần Trung Đạo ơi.
3/
Khoảng Cách Giữa Thơ Và Hành Động
Mời độc giả đọc lại mấy câu thơ kèm lời chú thích
của PĐN:
Mẹ xa xôi quá làm sao với
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
Có khó gì đâu! Bỏ khoảng hơn một ngàn đô mua vé máy bay cộng thêm
chút tiền đi đường là gặp được mẹ ngay chứ gì.
Đừng khóc Mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Ôi! Ráng chờ con thì chờ đến bao giờ? TTĐ từ giã mẹ ra đi năm1981, 10 năm sau (1991) viết bài thơ. Cuối năm 1995 (tôi nhận email của TTĐ) bài thơ viết đã được 4 năm, bà mẹ đã gần 70 tuổi và vẫn tiếp tục … chờ.
Đừng khóc Mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Ôi! Ráng chờ con thì chờ đến bao giờ? TTĐ từ giã mẹ ra đi năm1981, 10 năm sau (1991) viết bài thơ. Cuối năm 1995 (tôi nhận email của TTĐ) bài thơ viết đã được 4 năm, bà mẹ đã gần 70 tuổi và vẫn tiếp tục … chờ.
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
Câu thơ hay quá! Nhưng hơi “đao to búa lớn”. Cần gì “đổi cả thiên
thu”. Mua vé máy bay là sẽ trực tiếp thấy vóc hình của mẹ, nghe tiếng mẹ cười và
cảm được hơi ấm da thịt của mẹ trong vòng tay, đâu cần “Hơi ấm con tìm trong giấc
mơ”.
Thật tình, dù chưa một lần gặp mặt, tôi vẫn quý
mến và ngưỡng mộ Trần Trung Đạo. Một số việc anh đã và đang làm cho bà con ở hải
ngoại và cả ở trong nước, tôi không làm được dù rất muốn. Nhưng với bài thơ ĐCTTTMC,
lời thơ tha tiết quá, tình cảm sâu đậm quá, mà sao hành động của anh chẳng tương
xứng tý nào.
Không biết những độc giả khác nghĩ sao chứ lúc
đọc email của TTĐ xong là tôi lầu bầu trong miệng:
“Mẹ Kiếp! Lời thơ tha thiết như thế, lời hứa
chắc như đinh đóng cột như thế, mà không chịu về thăm mẹ thì thật tội nghiệp
cho bà cụ chờ con dài cả cổ suốt mấy năm trời. Mà không biết sau khi anh gởi
email cho tôi (nói là “còn kẹt vài chuyện nên chưa về được”) bà còn phải chờ thêm bao
nhiêu năm nữa?”
Sau khi hỏi một số bạn bè và nhất là nghe cuộc
phỏng vấn về hai tập sách Chính Luận Trần Trung Đạo - biết chắc rằng sau chuyến
ra đi năm 1981 cho đến khi tôi viết những dòng chữ này TTĐ chưa hề về Việt Nam – tôi
lại càng thương và tội nghiệp cho bà mẹ trong bài thơ.
Nếu chỉ dựa vào văn bản, TTĐ rất khéo nên bài
thơ phải nói là hay, ngôn ngữ đẹp và nhiều cảm xúc. Tôi tự trách mình:
“Phải chi đừng táy máy gởi cái email chết tiệt
ấy nhỉ!”
Hứa Không Làm Mà Lại Làm.
Nhà thơ Nguyễn Thế Giác có bài thơ Tiết Tháo
chỉ có 4 câu với 2 câu kết đầy ấn tượng:
“Không thể cam tâm về với giặc
Dù trĩu đôi vai một mẹ già.”
Ý muốn nói “Dù
trĩu đôi vai một mẹ già” (câu thơ rất hay) ông cũng không về Việt Nam để giữ
tròn tiết tháo. Lúc ấy tôi mới qua Mỹ được mấy năm, đọc bài thơ, phục ông sát đất,
nhưng lại buồn cho mình – cũng còn mẹ già và một lũ em nghèo khổ ở trong nước. Sau đó khá lâu, tình cờ đọc trên báo, thấy
bài thơ Sài Gòn Bây Giờ với tên tác giả là Nguyễn Thế Giác:
“Tôi đi
trên thủ đô Sài Gòn ngày trước
nhìn rừng người lũ lượt
mà ngỡ mình lạc bước giữa một bãi tha ma”
A! Thì ra nhà thơ đã “về với giặc”. Tôi mở báo
lấy số điện thoại gọi cho ông thì được biết ông phải về vì lý do “bất khả
kháng” (tôi xin phép không nêu ra đây) và mong tôi thông cảm. Tôi cũng lái xe
mò đến chỗ ông làm việc (cơ sở tư nhân) để trực tiếp trò chuyện.
Tôi tin, với bài thơ Tiết Tháo, lúc viết là ông
viết thật lòng, tấm lòng của một cựu Sĩ Quan QLVNCH , không muốn về khi đất nước
còn nằm trong tay quân thù. Hoàn cảnh
thay đổi; việc ông về (với lý do ấy) là “thiên kinh địa nghĩa”, chẳng ai có thể
trách ông được.
Ông chỉ “kẹt” vì bài thơ. Một là, ông long trọng
hứa không về mà ông lại về nên ông ngượng. Hai là, ông ngầm chê chúng tôi - những
người về thăm gia đình ở Việt Nam - là không có tiết tháo; bây giờ ông thẹn với hai chữ
“tiết tháo” kiểu quân tử Tàu, đã hơi bị hoen ố, của chính ông.
Xét cho cùng, ông không xạo (với “cái tôi văn
hóa” của ông) khi làm thơ; ông chỉ hứa mà không giữ lời. Sự thất hứa của ông, trong trường hợp này, dễ thông cảm hơn Trần Trung Đạo.
Xạo Vì Cái Tựa Đề
Tôi biết đến thi sĩ Đỗ Trung Quân qua nhạc phẩm
Quê Hương – thơ của anh được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc. Có nhiều đoạn lời
hát đẹp như những bức tranh thơ. Khi phổ nhạc, nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đã lược bỏ
mấy đoạn và đổi caí tựa từ Bài Học Đầu Cho Con thành Quê Hương. Sau đây là đoạn
đầu của bài thơ:
Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dậy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Đọc đoạn thơ tôi nghĩ nhà trường đã nhét một ý
niệm quá trừu tượng và phức tạp vào đầu đứa học trò trẻ dại khiến đứa bé phải
nhờ mẹ giải thích. Nhưng đọc cái tựa thì tôi giật mình. Bài Học Đầu Cho Con -
nghĩa là đứa bé mới học lớp Vỡ Lòng, còn thấp hơn cả Mẫu Giáo. Chuyện này làm
sao có thể xảy ra trong thực tế được. Cái tựa đã làm hại bài thơ. Tác giả phải
mang tiếng Xạo vì lỗi kỹ thuật. (http://phamnhibinhtho.blogspot.com/2016/06/loi-binh-ngan-tap-3.html)
Xạo Vì Sợ - Vì Muốn Giữ Chức Quyền
Nhà thơ sống trong chế độ độc tài, khi chọn tứ
thơ thường phải “né” một số vùng cấm để bản thân và gia đình được bình yên. Những
người có chức tước, bổng lộc kha khá đôi khi phải muối mặt viết bài thơ gọi là
“hưởng ứng phong trào” để “giữ lấy chén cơm”.
Khi bài thơ Đất Nước Mình Ngộ Quá
Phải Không Anh? của cô giáo Trần Thị Lam gây xôn xao dư luận, bên cạnh những
bài thơ phụ họa, tán thưởng, tôi cũng thấy vài bài (có ý phân bua cho chế độ và
trách móc cô giáo) của những nhà thơ viết “vì
mình ở cương vị phải viết”. Tôi gọi họ là những nhà thơ xạo vì chén cơm,
manh áo.
Xạo Vì Mình Là Một Trong Hai Phe - Ủng Hộ Hoặc Chống Đối
Trong cuộc sống, rất nhiều khi nhà thơ – vì lý
do nào đó - đứng ở một phía của vấn đề. Thí dụ: Cho con cái tự do luyến ái hay
hôn nhân do cha mẹ định đoạt? Chọn nếp sống mới hay gìn giữ nét “chân quê"?
Hoặc , trong hoàn cảnh trớ trêu của dân tộc Việt Nam, ủng hộ chế độ miền nam
hay miền bắc? Để bài thơ có tính thuyết phục - đối với độc giả đồng quan điểm với
mình, và nhiều khi, cả phía bên kia - thi sĩ phải xạo, nhưng phải tuân theo một
số quy luật (bất thành văn).
Sau đây là một đoạn tôi viết trao đổi với một
nhà văn phía bên kia:
Giả sử có một người lính gốc giang
hồ, da ngăm đen, có một vết sẹo tròn, đường kính khoảng 2cm bên má trái, trông
rất cô hồn. Anh ta can đảm, đánh giặc giỏi, lại may mắn nên nhiều lần được
thăng cấp tại mặt trận và được cử giữ chức đại đội trưởng một đại đội trinh
sát.
Nếu người lính ấy thuộc phe mình,
khi viết về anh ta tôi sẽ lờ tít cái quá khứ giang hồ của anh; tôi cũng sẽ chọn
chỗ đứng để chụp hình anh mà không thấy vết sẹo. Bao nhiêu chữ nghĩa sẽ dồn vào
sự can trường và tài năng trận mạc của anh ta.
Ngược lại, nếu người lính ấy ở
phía bên kia, tôi sẽ viết rất kỹ về quá khứ đâm thuê, chém mướn của anh. Hình
chụp phải thấy rõ vết sẹo, và dĩ nhiên, khuôn mặt phải rất cô hồn. Còn lòng can
đảm và chuyện xông pha trận mạc chỉ được viết qua loa.
Đó là cách viết của người lính, của
nhà văn, nhà thơ chiến sĩ: Cố gắng tối đa để không ca ngợi đối phương,
không kể xấu phe mình.
Nhưng nếu vì người lính ấy thuộc phe mình, tôi
lại ngợi khen quá lố: Da anh trắng như trứng gà bóc, dáng người thanh tú, mặt
đầy vẻ trí thức…hoặc nếu người lính ấy thuộc phe bên kia tôi lại “thổi” đường
kính vết sẹo lên đến 4cm, tưởng tượng thêm trong quãng đời “xã hội đen” anh đã
giết nhiều người, hiếp dâm hàng chục cô gái…là tôi đã viết sai sự thật.
Dĩ nhiên chế độ nào cũng có ưu và khuyết điểm.
Khi làm thơ ca tụng chế độ của mình, người ta thường chỉ nói về ưu điểm mà phớt
lờ khuyết điểm. Ngược lại khi làm thơ chỉ trích chế độ “đối phương” tác giả chỉ
nhắm vào khuyết điểm.
Vâng! Tôi cũng có một thời “thuộc về một phía”, làm thơ chống
phía bên kia.
Có một thời bị đọa đày hành hạ
thơ của tôi rực lửa căm thù
máu và nước mắt
ướt đẫm những trang thơ
nực mùi tử khí
Thơ cũng rất đậm màu chính trị
“Màu này thật dễ thương
còn màu đó ‘thấy mà ghê’
Ôi! Đẹp quá phe mình
còn phe bên kia
phải chọn góc nhìn để chỉ thấy toàn điều xấu”
(Yêu Thơ Nên Phải Hết Lòng Với Thơ, Phạm Đức Nhì, t-van.net)
Từ trong nước ra hải ngoại, trong các cuộc họp
mặt bạn bè (cùng lớp, cùng trường, cùng khóa, cùng trại cải tạo, cùng là tù
nhân chính trị …) tôi thường được mời đọc thơ - những bài thơ của phe ta – và
cũng thường được mọi người tán thưởng. Có mấy lần, nhân ngày hội thơ Nguyên
Tiêu, tôi đã ra tận Văn Miếu Quốc Tử Giám tụ họp với các nhà văn, nhà thơ trong
nước, nghe thơ của họ và đọc cho họ nghe những bài thơ “không cùng chính kiến” - và cũng được họ thích thú đón nhận.
Nhưng càng đi sâu
vào thơ, càng thấy rõ tính “không hoàn toàn chân thật” của những bài thơ đó, tôi
đã tự tay đâm chết “người lính” trong tâm hồn để thơ gần với con người thật
của mình hơn.
“Trên trang thơ của mình
tôi chỉ trung thành
với nhịp đập của chính trái tim tôi.”
Nói là nói vậy chứ làm được cũng còn nhiêu khê
lắm.
Loại thơ “phe phái” này phải nói Tố Hữu là tay
tổ. Ông xoay chuyển tứ thơ rất tài để độc giả của ông thấy phe ta lúc nào cũng
đẹp và phe địch lúc nào cũng xấu. Ông đã dùng thủ thuật đó hun đúc tinh thần chiến
đấu của dân miền bắc để họ sau cùng “chớp thời cơ” giành chiến thắng. Ngoài cú
xạo văng mạng để đời “Khóc Stalin” ông còn xạo (nhẹ hơn) trong một vài bài thơ
khác. Tuy nhìên, vì ông đã có “vai diễn” ở phần trên của bài viết này, tôi xin
được để dành thời gian còn lại của bài viết cho những vai khác.
Thử đọc bài thơ Chân Quê của Nguyễn Bính:
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
Nguyễn Bính viết bài thơ Chân Quê nhưng thật
ra là đang bước vào một cuộc tranh luận “Nên giữ ‘nét chân quê’ hay chọn nếp sống
mới?” Ở đây, chủ thể đối luận của phía bên kia vắng mặt. Ông đã áp dụng đúng
nguyên tắc - không ngợi ca đối phương, không kể xấu phe mình”. Ông không vi phạm
luật lệ và bài thơ đã có tính thuyết phục khá cao.
Nhưng xét về tính chân thật trong thơ, Nguyễn
Bính đã cho phe của mình được lợi thế (viết toàn cái đẹp, cái duyên dáng của “nét
chân quê” trong khi phía bên kia im lặng) - nghĩa là không công bằng với phía bên kia”. Nói khác đi, ông đã xạo
một cách khéo léo.
Tóm lại, làm thơ mà vững lập trường (kiểu “nhà
thơ - chiến sĩ”), đứng về một phía của một vấn đề nào đó, thì dù là Tố Hữu,
Nguyễn Bính hay bất kỳ ai, cũng đều phải xạo - thường là “xạo cố ý” trong lúc
xoay chuyển để tìm hướng đi cho tứ thơ – nhưng khi đã “nhuyễn” rồi thì lại rất
tự nhiên như thể vô tình. Cái xạo này thường được độc giả đồng quan điểm bỏ qua
nhưng những người ở “phía bên kia” - nếu cần tranh luận đến đầu đến đũa - sẽ
soi mói.
CHÚ THÍCH:
1/ Diên Hồng Dương, Có Cái Gì Đó Sai Sai Trong
Bài Phê Bình “Một Kịch Bản Thơ ‘Xạo’” https://www.facebook.com/dienhong.duong.5/posts/986680141469017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét