Nên tránh 2
cách gieo vần sau đây:
1/ Vần
Ngang Câu Bát
ĐỜI
Để đêm chia bóng, ngày chờ ước mơ
Tằm ơi! Sao chẳng nhả tơ
Cho ta vá lại hồn thơ nát nhàu!
(Trần Trọng Giá, FB Lục Bát Việt Nam)
Đây là bài thơ mà câu bát của cặp đầu tiên có chữ thứ 6 và chữ thứ 8 ăn vần với nhau (vần ngang câu bát) (chờ mơ). Tôi không nghĩ là tác giả chủ ý tạo cặp vần này. Nó tuôn ra theo dòng chảy của tứ thơ và vì “không phạm luật” nên ngài không để ý. Rồi chữ “chờ” vần với chữ “thơ” ở câu lục trên, chữ “mơ” vần với chữ “tơ” ở câu lục kế tiếp và dính líu, dây nhợ với chữ “thơ” ở câu bát dưới.
Hậu quả là độc
giả phải nghe âm điệu của một chuỗi 5
chữ (thơ
chờ mơ tơ thơ) từ 4 câu thơ liên tiếp trùng vần – mà lại toàn là chính vận
mới đáng sợ. Vần quá ngọt. Có một tô chè mà nêm đến mấy lạng đường, ngọt lợ đến
gắt cổ.
2/
Vần Quẩn
Thừa cơ nàng mới bàn ra nói vào.
Rằng: Trong Thánh trạch dồi dào,
Tưới ra đã khắp thấm vào đã sâu.
Bình thành công đức bấy lâu,
Ai ai cũng đội trên đầu xiết bao
Ngẫm từ gây việc binh đao
Đống xương Vô định đã cao bằng đầu.
Làm chi để tiếng về sau
Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào!
Sao bằng lộc trọng quyền cao
Công danh ai dứt lối nào cho qua?
(2488- 2498)
Đây là loại vần
“đi dăm phút đã về chốn cũ” - mới đổi qua vần khác một lần đã quay lại vần cũ.
Trong 14 câu Kiều ở trên Nguyễn Du đã phạm lỗi vần quẩn rất nặng – quay đi quẩn
lại đến 3 lần. Đọc lên là ngán ngẩm.
Tóm lại, lục bát, do hình thức của thể thơ, có độ ngọt rất cao. Bài thơ có hội chứng nhàm chán vần hay không? Câu trả lời sẽ cho phép người bình thơ nâng hoặc giảm giá trị bài thơ một cách đáng kể.
Cảm ơn tác giả đã chia sẻ một vài kinh nghiệm về công nghệ để chế tác ra thơ đặc biệt là lại thơ lục bá, dù cổ phong hay biến thể thì cũng là có tác dụng cho nhà thơ trẻ hôm nay.
Trả lờiXóaCám ơn bạn Lê Vinh Dự
Trả lờiXóa