Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

VÀI NHẬN XÉT VỀ VẦN TRONG THƠ LỤC BÁT

 

 

VÀI NHẬN XÉT VỀ VẦN TRONG THƠ LỤC BÁT

 

 

 

Vần Thơ Lục Bát Liên Tục Không Ngừng.

 

Thể thơ lục bát có lối gieo vần bài bản, nguyên tắc, vừa yêu vận, vừa cước vận. Tất cả những chữ vần với nhau đều là thanh bằng. Chữ thứ 6 câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát, rồi chữ thứ 8 câu bát vần với chữ th 6 câu lục kế tiếp - cứ thế cho đến hết bài (1).

 

Thí dụ:

 

TRE VIỆT NAM

 

Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre
xanh
Thân gầy guộc, lá mong
manh
Mà sao nên lũy nên
thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc
màu

Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn
lâu hoá nhiều

…………………………………………….

(Nguyễn Duy)

 

 

Các Loại Vần

 

Chính vận: Phần âm giống nhau, khác phụ âm đầu (xanh manh thành)

 

Thông vận: Phần âm na ná, gần giống, phụ âm đầu bất kể (ơi tươi vôi). Ngoài ra, nếu cần "đo độ ngọt" kỹ hơn sẽ để ý đến thông vận gần (an làng) hoặc thông vận xa (lang khương)

 

Chính tự vận: Nguyên chữ giống nhau (tràng tràng, ru ru)

 

Lạc vận: Khác biệt hoàn toàn (cười loan)

 

 

Lục Bát Nhiều Vần

 

Có thể nói thơ lục bát có vần dầy đặc – giống song thất lục bát - nhiều vần hơn hẳn các thể thơ khác.

 

Lượng vần của thơ lục bát được tính theo công thức:

 

Số cặp vần = Số câu – 1

 

Như thí dụ trên, 8 câu đầu của bài Tre Việt Nam có 8 – 1 = 7 cặp vần (giờ bờ, xanh manh, manh thành, ơi tươi, tươi vôi, màu đâu, đâu lâu).

 

Trong khi Thơ Mới liền mạch, vần liên tiếp như 8 câu đầu của bài Áo Lụa Hà Đông dưới đây

 

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà
Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung
quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa
……………………………………..

(Nguyên Sa)

 

chỉ có 3 cặp vần (Đông cùng, trng ngắn, quanh dung) được tính theo công thức: Số cặp vần = (số câu/2) - 1 = 3

 

 

Lạc Vận

 

Với thơ lục bát không nên lơ là với vần - nhất là đừng để lạc vận vì lỗi lạc vận là lỗi nặng. Một câu lạc vận là cả bài thơ “xấu mặt”.

 

Thí dụ 1:

 

TÂM ĐỨC LÒNG NGƯỜI

………………………………………………………..

Về nơi đoàn tụ trong lành
Gia đình vui sướng nụ cười tuơi duyên.

(Ghi Nguyen Duc, FB Lục Bát Việt Nam)

 

Hai câu cuối của bài thơ lạc vận – “lành” không vần với “cười”.

 

 

Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có 2 câu sau đây lạc vận:

 Một vùng cỏ áy bóng

Gió hiu hiu thổi một vài bông lau

(Câu 97 – 98)

 

” và “vài” lạc vận.

 

Tuy nhiên, sợ giảm nét đẹp của Truyện Kiều một số người đã sửa chữ "vài" thành chữ "" nhưng sửa như thế, theo tôi, quá gượng về ngữ nghĩa, làm "mất đẹp" câu thơ. (2)



Những "trục trặc" về vần ở phần sau của bài viết lúc đầu tôi không gọi là "lỗi" hay "phạm luật" mà chỉ cho là sự "không khéo" của tác giả. Nhưng khi bài viết được phổ biến nhiều độc giả đã đề nghị cứ coi đó là lỗi để các nhà thơ cẩn thận hơn. Vì dù sao những "không khéo" đó cũng ảnh hưởng xấu đến âm điệu của câu thơ, đoạn thơ. (3)

 

1/ Chính Tự Vận 


KHÔNG LÀ GIẤC MƠ

……………………..

Yêu nhau thì phải nồng say

Trọn đời suốt kiếp không thay đổi lòng

Cũng không một dạ hai lòng

Đồng cam cộng khổ vợ chồng bên nhau

……………………

Nguyễn Thanh Phong, FB Lục Bát Việt Nam)

 

Thi sĩ Nguyễn Thanh Phong đã gieo vần “chính tự” (lòng lòng) – hai chữ giống nhau như đúc. Gieo vần như vậy nghe có “cái gì đó” không thuận tai. Hơn nữa, vừa trùng vận lại vừa trùng ý nên làm dở đoạn thơ.

Mấy câu Kiều sau đây của Nguyễn Du tuy không trùng ý nhưng cũng là kiểu vần “chính tự” (chữ giống chữ). Theo tôi, có lẽ thi sĩ lúc ấy đang ở “thế kẹt”, không tìm được chữ hay hơn. Dù sao đi nữa cũng giảm giá trị nghệ thuật của thơ.

"Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru?

Lặng nghe lời nói như ru"

(Câu 346 – 347)


"Mừng thầm được mối bán buôn có lời

Hư không đặt để nên lời"

(Câu 2090 – 2091)

 

 

2/ Vần Quẩn

Đây là loại vần "đi dăm phút đã về chốn cũ" - nghĩa là quay lại vần cũ chỉ sau một lần chuyển vận.

 

Cùng trong thân thích ruột rà, chẳng ai
Cửa hàng buôn bán châu Thai
Thực thà có một, đơn sai chẳng
hề
Thế nào nàng cũng phải nghe
Thành thân rồi sẽ liệu
về châu Thai
Bấy giờ ai lại biết ai
Dầu lòng bể rộng sông dài thênh thênh    

(Kiều, Câu 2104-2110)

Từ bộ vần (ai Thai sai) mới chuyển qua (hề nghe về) đã quay lại (Thai ai dài). Bộ vần trên kết hợp với bộ vần dưới thành sáu âm chính vận (ai Thai sai Thai ai dài) tạo hội chứng nhàm khá vần rõ nét.

Bởi vậy, nếu không có nhu cầu cho một thi ảnh đặc biệt hoặc một biện pháp tu từ nào đó hãy để dòng chảy của tứ thơ chảy thêm một đoạn nữa rồi hãy quay lại vần cũ cho an toàn.

Đoạn Kiều của Nguyễn Du sau đây cũng “không khéo” tương tự như vậy.

 Vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa

Trải bao thỏ lặn ác

Ấy mồ vô chủ, ai viếng thăm!

Lòng đâu sẵn mối thương tâm

Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.

 Đau đớn thay phận đàn !

Lời rằng bạc mệnh cũng lời chung.

(Câu 78 – 84)

 

 

3/ Vần Ngang Câu Bát

Cặp vần tai hại từ câu bát - chữ thứ 6 và chữ thứ 8 của câu bát vần với nhau. 

Chúng ta thử đọc bài thơ của Trần Trọng Giá dưới đây:

 ĐỜI

Đắng cay này gửi vào thơ 

Để đêm chia bóng, ngày chờ ước

Tằm ơi! Sao chẳng nhả

Cho ta vá lại hồn thơ nát nhàu!

(FB Lục Bát Việt Nam)

 

Có người gọi đây là lỗi “phong yêu” nhưng tôi không thích cái tên này vì nó dùng cho Đường Luật mà cấu trúc câu của Đường Luật và lục bát khác nhau

Ở đây chữ thứ 6 (chờ) và chữ th 8 câu bát () vần với nhau. Hậu quả là độc giả phải nghe âm điệu của một chuỗi 5 chữ (thơ chờ mơ tơ thơ) từ 4 câu thơ liên tiếp trùng vần – mà lại toàn là chính vận mới đáng sợ. Có một tô chè mà nêm đến mấy lạng đường, ngọt lợ đến gắt cổ.

  

Sông Tiền đường đó ấy mồ hồng nhan!

Thương ôi! Không hợp mà tan

Một nhà vinh hiển riêng oan một nàng!

Chiêu hồn thiết vị lễ thường

Giải oan lập một đàn tràng bên sông.

(Câu 2964-2968)

 

Ba cặp vần “nhan tantan oan, oan nàng ” đã khá “ngọt”, lại thêm chữ “tràng” ở câu bát cuối khiến đoạn thơ bắt đầu ầu ơ, chán ngán; rồi còn hai chữ “oan”, “đàn” (câu bát cuối) tuy không ở vị trí gieo vần nhưng âm vang của chúng cũng đóng góp chút ít vị ngọt. Cuối cùng, anh chàng “hội chứng nhàm chán vần” đã ung dung bước vào.

Đoạn Kiều dưới đây còn "ngọt" hơn.

Tìm đâu thì cũng biết tin rõ ràng.

Sắm sanh lễ vật rước sang

Xin tìm cho thấy mặt nàng hỏi han

Đạo nhân phục trước tĩnh đàn

Xuất thần giây phút chưa tàn nén hương.

Trở về minh bạch nói tường:

Mặt nàng chẳng thấy việc nàng đã tra.

(Câu 1686-1692)

Đoạn này có 2 câu bát vần ngang. Chỉ cần đọc 5 câu đầu đã thấy ngán vì quá ngọt. Thêm hai chữ “nàng” ở câu bát cuối (một chữ ở vị trí không gieo vần) hội chứng nhàm chán vần càng nặng thêm. 

 

Vần trong thơ lục bát có thể tóm tắt như sau:

 1/ Toàn vần bằng.

 2/ Chữ thứ 6 câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát.

 3/ Chữ thứ 8 câu bát vần với chữ thứ 6 câu lục kế tiếp.

 4/ Nên tránh 4 lỗi về vần là 

     a/ Lạc vận

     b/ Chính tự vận

     c/ Vần quẩn

     d/ Vần ngang câu bát

 

Kết Luận

 

Bài viết này chỉ chú trọng khía cạnh kỹ thuật, trình bày hết sức đơn giản để độc giả thấy được bức tranh toàn cảnh và mấy điểm thực tiễn về vần. Hy vọng rằng có được chút vốn liếng ấy các bạn trẻ sẽ tự tin hơn khi cầm bút làm thơ lục bát.

 

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com

 

 

 

CHÚ THÍCH:

 

1/

 

Có một loại “lục bát biến thể” như 2 bài dưới đây:

 

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

(Ca dao, khuyết danh)

 

Bão lặng mà gió còn lay
Khiến dạ bao ngày ảo não sầu ĐAU
Chỉ ước rạng rỡ về sau
Cho trúc xanh màu để thắm nhành mai.

(Tấn Phước Lê, FB Luật Thơ Tổng Hợp)

 

Vần ở câu lục vẫn như thường lệ. Câu bát gieo vần ở chữ thứ tư. Tuy nhiên, loại “lục bát biến thể” này rất ít gặp.

 

 

Ngoài ra có người còn tách riêng 2 câu đầu của đoạn thơ dưới đây và tặng cho nó danh hiệu “lục bát vần trắc”.

 

Tò vò mà nuôi con nhện
Ngày sau nó lớn nó
quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi nhận hỡi nhện đi đàng nào?
(Ca dao)

 

Theo tôi đây chỉ là một sự phá cách đột hứng trong ca dao tục ngữ. Cũng có thể là một kiểu biến thể của song thất lục bát. Sau đó, vì không có nhiều người hưởng ứng sáng tác nên tôi chỉ xem nó như một trong vài trường hợp cá biệt, chưa thể nâng lên hàng “thể thơ”.

 

Do đó, cho đến thời điểm này, lục bát chỉ gieo toàn vần bằng, không có vần trắc.



2/

 

Tôi có gởi bài viết cho bác Vũ Nho, chủ trang web Vũ Nho Ninh Bình thì được bác cho biết qua email rằng có 2 bản Kiều - bản do TS Phan Từ Phùng và bản bản do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo - đều viết rằng:

 

Một vùng cỏ áy bóng

Gió hiu hiu thổi một bông lau

 (Câu 97-98)


Riêng tôi dựa vào trang web sau đây:


TRUYỆN KIỀU BẢN 1866

 

Bản Nôm cổ nhất 1866 mới phát hiện / Nguyễn Quảng Tuân phiên âm - khảo dị và chú giải


Bản Liễu Văn Ðường—Nghệ An
by Nguyễn Quảng Tuân—Phiên âm - khảo dị
Published by Văn học & Trung tâm Nghiên cứu Quốc học (2004)

 

𦹵
Một vùng 
cỏ áy bóng tà
󰊄
囂囂𠺙𢽼𦰟𦰤
Gió hiu hiu thổi một
vài ngọn lau. 

(Câu 97-98)

 

http://www.nomfouvào loạindation.org/nom-project/tale-of-kieu/tale-of-kieu-version-1866


 Phần Bàn Thêm

Vần có chính vận, thông vận gần, thông vận và thông vận xa nên độ ngọt của đoạn thơ vì thế mà thay đổi.

 

Vần Ngang Câu Bát

Nếu vần ngang câu bát (chữ thứ 6 và chữ thứ 8) là chính vận (hoặc thông vận gần) và những chữ nối vần ở câu trước và 2 câu sau cũng chính vận thì độ ngọt của vần rất cao, chắc chắn sẽ có hội chứng nhàm chán vần.

Nếu những chữ nối vần ở câu trước và 2 câu sau không là chính vận thì độ ngọt của vần sẽ ít đi - sẽ phải cẩn trọng hơn khi kết luận đoạn thơ có hội chứng nhàm chán vần hay không

Thí dụ:

Sông Tiền đường đó ấy mồ hồng nhan!

Thương ôi! Không hợp mà tan

Một nhà vinh hiển riêng oan một nàng!

Chiêu hồn thiết vị lễ thường

Giải oan lập một đàn tràng bên sông.

(Câu 2964-2968)

 

Đoạn Kiều này có ba cặp vần “nhan tantan oan, oan nàng ” đã khá “ngọt”, lại thêm chữ “tràng” ở câu bát cuối khiến đoạn thơ bắt đầu ầu ơ, chán ngán; rồi còn hai chữ “oan”, “đàn” (câu bát cuối) tuy không ở vị trí gieo vần nhưng âm vang của chúng cũng đóng góp chút ít vị ngọt. Cuối cùng, anh chàng “hội chứng nhàm chán vần” đã ung dung bước vào.

 

2/

 

Tìm đâu thì cũng biết tin rõ ràng.

Sắm sanh lễ vật rước sang

Xin tìm cho thấy mặt nàng hỏi han

Đạo nhân phục trước tĩnh đàn

Xuất thần giây phút chưa tàn nén hương.

Trở về minh bạch nói tường:

Mặt nàng chẳng thấy việc nàng đã tra.

(Câu 1686-1692)

 

Đoạn này có 2 câu bát vần ngang. Chỉ cần đọc 5 câu đầu đã thấy ngán vì quá ngọt. Thêm hai chữ “nàng” ở câu bát cuối (một chữ ở vị trí không gieo vần) hội chứng nhàm chán vần càng nặng thêm. 

 

Đoạn Kiều dưới đây có cặp vần ngang câu bát là thông vận xa (vàn ân).

Rảy xin giọt lệ cho người thác oan

Bây giờ trâm gẫy gương tan

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân

Trăm nghìn gửi lại tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi

(Câu 748-752)

 

Chuỗi vần từ chữ “vàn” đi ngược lên là vần “an”, chuỗi vần từ chữ “ân” đi xuống là vần “ân” âm vang xa cách. Lại thêm chuỗi vần đi lên có chữ “oan” là thông vận gần của 2 chữ “tan vàn”, chuỗi vần đi xuống có chữ “quân” là thông vận của 2 chữ “ân ngần” nên âm vang xa cách lại càng thêm xa cách. Đọc lên rất trơn tru, không có hội chứng nhàm chán vần.

 

Đoạn thí dụ kế tiếp có vần ngang câu bát là thông vận rất gần (nàng than).

 

Mấy lời nghe hết đã dư tỏ tường

Bao nhiêu đoạn khổ, tình thương

Nỗi ông vật vã, nỗi nàng thở than

Ngăn tôi đứng lại một bên

Chán tai rồi mới bước lên trên lầu

(Câu 1998-2002)

 

“Nàng” có bổn phận phải ăn vần trực tiếp với “thương” và dính líu gián tiếp với “tường” ở phía trên; “than” có bổn phận phải ăn vần trực tiếp với “bên” ở và dính líu gián tiếp với “lên” ở phía dưới.

 

Vì “nàng” với “thương, tường” là thông vận xa, “than” với “bên, lên” cũng là thông vận xa nên hai lần thông vận đi hai hướng khác nhau đã hóa giải hội chứng nhàm chán vần. Đọc cả 5 câu thấy vừa ngọt, không nhàm chán chút nào.

 

Vần Quẩn

Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào
Lựa chi những bậc tiêu tao
Dột lòng mình cũng nao nao lòng 
người
Rằng: Quen mất nết đi rồi
Tẻ vui thôi cũng tính 
trời biết sao!
Lời vàng âm lĩnh ý cao,
Họa dần dần bớt chút nào được không
!    

(Câu 490 -496)

Bộ vần (nào tao nao) ở 3 câu trên và bộ vần (sao cao nào) ở 3 câu dưới -toàn là chính vận - kết hợp với nhau tạo độ ngọt cao, đã có hội chứng nhàm chán vần.

Tương tự như đoạn trên, hai bộ vần (nhi đi gì) và (gì nghi gì) cũng toàn là chính vận nên hội chứng nhàm chán vần đã xuất hiện.

Có tên dưới trướng, vốn dòng kiện nhi
Thừa cơ lẻn bước ra đi
Ba mươi sáu chước, chước  là
hơn
Dù khi gió kép, mưa đơn
Có ta đây cũng chẳng
cơn cớ gì!
Nghe lời nàng đã sinh nghi
Song đà quá đỗi, quản  được thân    

(Câu 1108-1114)

 

Trong đoạn Kiều dưới đây bộ vần (nao đào rào) và (đầu dâu cầu) là thông vận xa nên mặc dù là vần quẩn vẫn không có hội chứng nhàm chán vần.

Dẽ cho thưa hết một lời đã nao
Vẻ chi một đóa yêu đào
Vườn hồng chi dám ngăn rào chim
xanh
Đã cho vào bậc bố
kinh
Đạo tòng phu lấy chữ
trinh làm đầu
Ra tuồng trên Bộc trong dâu,
Thì con người ấy ai cầu làm chi   

(Câu 502-508)

Tương tự như vậy đoạn kế tiếp cũng không có hội chứng nhàm chán vần.

Thiệt đây mà có ích gì đến ai?
Chút chi gắn bó một hai
Cho đành rồi sẽ liệu bài mối
manh
Khuôn thiêng dù phụ tấc thành
Cũng liều bỏ quá xuân xanh một đời
Lượng xuân dù quyết hẹp hòi
Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru!    

(Câu 340- 346)

 

Có lẽ vì hơi phức tạp như vậy nên các nhà phê bình khi bàn về vần trong thơ lục bát đã không cho là phạm luật những trường hợp vần ngang câu bát và vần quẩn.

Chỉ riêng về Vần Quẩn Truyện Kiều có đến 16 đoạn Nhàm Chán Rõ Rệt, 20 đoạn Mấp Mé Nhàm Chán, 22 đoạn Nghiêng Về Phía Nhàm Chán. Độc giả có thể đọc cả 58 đoạn Vần Quẩn Tạo Cảm Giác Nhàm Chán theo link dưới đây

http://phamnhibinhtho.blogspot.com/2020/10/van-quan-tao-cam-giac-nham-chan-van.html

 

 

 

 







Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

CÓ NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ NHƯ THẾ

 

MÓN QUÀ TRÊN FACEBOOK

Tôi kết bạn FB với Trần Thị Ngọc Hồng - giáo viên về hưu - được khoảng 1 tuần thì trong một lần trao đổi trên messenger chị có nhã ý gởi cho tôi mấy bài thơ để … đọc chơi. Tôi có tật mê thơ còn hơn mê gái nên ngừng trò chuyện là lấy ra đọc ngay. Và tôi hết sức kinh ngạc khi lướt qua đoạn đầu của Người Đàn Bà Trong Ngôi Nhà Có Đàn Ông. Tôi khoái bài thơ ngay sau lần đọc đầu tiên. Đọc đi đọc lại vài lần thì từ “khoái” chuyển thành “mê” lúc nào không biết.

Tôi đã ăn ngủ với bài thơ mấy tuần và đã “móc ruột” lôi ra được mấy lời bình phẩm sau đây. Xin chia sẻ với bạn đọc.


NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG NGÔI NHÀ CÓ ĐÀN ÔNG

Người đàn bà trở thành đàn ông

trong ngôi nhà có đàn ông

chèo thuyền đàng lái

con mèo nhỏ nhe nanh hổ cái

vồ khuyết vầng trăng


Người đàn bà dan díu cùng rơm rạ sình non

lấm lem số phận

đôi gót son từ độ phong trần

mong gì lòng nhân từ của đá?

 

Đêm nhận mặt nỗi đau

biển đời bập bềnh sóng cả

người đàn bà nương theo tiếng cười hồn nhiên con trẻ

quay về

tần ngần

rồi bỏ lại phía đam mê. 

Trần Thị Ngọc Hồng

 

TÂM SỰ CỦA AI?

Tác giả, không như lệ thường, viết ở ngôi thứ nhất mà mượn một nhân vật khác ở ngôi thứ ba, một “người đàn bà” nào đó, để bày tỏ tâm tình của mình. Viết kiểu này, nếu không khéo nhập vai, dễ thành kẻ bàng quan, “thương vay, khóc mướn”, và tác phẩm, có khi vì thiếu sự hiện diện và tâm tình của “cái tôi riêng tư” sẽ chỉ là một thứ cây dị chủng trong vườn thơ.

Ở đây nữ sĩ Trần Thị Ngọc Hồng, bằng cảm xúc mạnh mẽ của mình, chỉ trong mấy câu thơ đầu ngắn ngủi, đã cho độc giả thấy “tâm sự đó là của tui, người đàn bà kia với tui là một.”

Cảm được điều đó, đọc tiếp bài thơ sẽ dễ thấm hơn.

 

TỨ THƠ

Tứ thơ - nếu nhìn thoáng qua – có vẻ như được gói gọn trong 2 câu đầu:

Người đàn bà trở thành đàn ông

trong ngôi nhà có đàn ông

Tác giả bộc bạch tâm trạng của người đàn bà, trước hoàn cảnh xã hội nghiệt ngã, trớ trêu, trong nhà có đàn ông, nhưng có cũng như không, nên đành phải xắn tay áo đứng vào vị trí của người đàn ông để gánh vác gia đình.

 

LẤY HOÀN CẢNH TA SUY RA HOÀN CẢNH NGƯỜI 

1/ Cuối Năm 1983 

Trong thời gian ở Trại Trừng Giới A20, do những hoạt động chống đối, tôi bị đánh dập xương sống, liệt hai chân, rối loạn cơ tròn, đái ỉa tại chỗ. Nhân có phái đoàn y tế của Cục Trại Giam đến thanh tra, tháng 9/ 1983 – sau 8 năm 4 tháng cải tạo - tôi được đề nghị thả vì lý do nhân đạo. Tôi được xe bò chở ra khu nhà dân gần đấy và được một chị vợ tù đi thăm nuôi chồng đưa ra ga La Hai lên xe lửa về Sài Gòn. 

Là đàn ông, tôi không giúp đỡ gì được cho mẹ già, vợ chồng đứa em, hai đứa cháu mà trở thành gánh nặng lớn cho gia đình. Trong thời gian 6 tháng tìm thầy chạy thuốc, tôi đã chính mắt thấy mẹ mình thay đổi từng ngày, biến dạng cả về nét mặt, tâm tính, cách cư xử, để “trở thành đàn ông trong ngôi nhà có đàn ông”.

Những người tù cải tạo khác được thả về trước tôi chút ít (và sau này), có vợ con, không bệnh hoạn như tôi, đến thăm cũng lắc đầu chua chát: “Đánh bài bây giờ tụi mình chỉ là tay con, còn thì toàn đàn bà cầm cái”. Lý do: Là “Sĩ Quan Ngụy” hoặc dính líu ít nhiều đến chính quyền chế độ cũ nên hầu hết những công việc chúng tôi có khả năng (và chuyên môn) để kiếm sống, đều bị cấm đoán.

2/ Năm 1990 Và 5 Tháng Đầu 1991

Đoạn đời kế tiếp của tôi có thể tóm tắt như sau: Trời thương, lành bệnh, vượt biên trong Nam, bị bắt, 4 năm sau được thả, ra Bắc, gặp và sống chung với bà xã bây giờ. Nhờ “ở xứ mù kẻ chột làm vua” nên gầy dựng được mấy lớp dạy Anh Ngữ đàm thoại tại 2 khách sạn lớn (Bộ Điện Lực, Bộ Nội Vụ) và một số lớp tại nhà riêng của những gia đình có máu mặt ở Thị Xã Đồ Sơn, Hải Phòng. Nhưng chỉ 4 tháng sau , “vết đen lý lịch” lan truyền, nên dù được Trưởng Phòng Giáo Dục và Chủ Tịch UBND Thị Xã ủng hộ (vì Anh Ngữ lúc đó rất cần), các lớp học cũng bị công an đến tận nơi giải tán.

Hai vợ chồng và đứa con riêng của vợ phải sống bằng đồng lương chết đói của “người đàn bà”. Không có tiền “đấm mõm” cho công an, bị bới móc, hạch sách đủ điều, không làm được bất cứ việc gì phụ giúp vợ trong cuộc sống. Tôi lại trở thành “người đàn ông có cũng như không” như biết bao người đàn ông khác ở Miền Nam lúc đó – vì lý lịch xấu nên trở thành “bất khiển dụng” để vợ “nhe nanh hổ cái” cầm chịch gia đình.

Vợ tôi cuối cùng phải gạt nước mắt bán tống bán tháo nửa mảnh đất của căn nhà lấy 6 chỉ vàng để đóng tiền cho 3 người vượt biên qua Hồng Kông. 

Sợ tác giả bài thơ áy náy khi lời bình của tôi, không nhiều thì ít, cũng chạm đến chỗ nhột của phu quân nên tôi đưa “cái tôi ngượng ngùng” của mình vào bài viết để mọi người thấy rằng lúc ấy có đến cả vài trăm ngàn (1) thằng đàn ông “có cũng như không” như tôi, và cũng có hàng vài trăm ngàn “người đàn bà” phải “trở thành đàn ông” như Trần Thị Ngọc Hồng.

 

DÀN TRẢI TỨ THƠ

Tứ thơ đã nhận diện ở 2 câu đầu. Chi tiết của tứ thơ được dàn trải thành 3 đoạn:

1/

chèo thuyền đàng lái

con mèo nhỏ nhe nanh hổ cái

vồ khuyết vầng trăng

Trần Thị Ngọc Hồng ví mình như con mèo nhỏ, vóc dáng bé cỏn con nhưng bộ dạng, tiếng gầm gừ, thái độ (cách hành xử) đã thành con hổ cái nhe nanh “vồ khuyết vầng trăng”.

Đoạn thơ này không sử dụng phép ẩn dụ nhưng thủ pháp “gợi, không kể” đã đến mức tuyệt luân. Chị đã thét lên tiếng kêu than thảm thiết của người phụ nữ. Xã hội nghiệt ngã, bất công đến mức người đàn bà đã phải quên đi nét đẹp thùy mị, dịu hiền, thái độ mềm mỏmg, dễ thương của “phái đẹp”, phải “múa vuốt, nhe nanh, phùng mang, trợn mắt” để sống còn. Đây là một ý thơ tuyệt vời. Và cũng là nét nhân bản đầu tiên của tứ thơ.

Đoạn thơ làm tôi nhớ đến 4 câu thơ của Tố Hữu:

“Chuyện cô du kích xóm Lai Vu

Rắn quấn bên chân, vẫn bắn thù

Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước

Rắn, mình em chịu, có sao đâu!”

(Tâm Sự, Tố Hữu, thivien.net) 

Nhà thơ có thời được dân Miền Bắc nâng lên hàng “Thi Thánh”, kể chuyện cô du kích – trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, bom rơi đạn nổ – đã biểu lộ thái độ can đảm đến mức chai lì, mất hẳn cái tính “sợ” rất “phái yếu”, dễ thương của “phụ nữ”.

Có điều Tố Hữu lại ca ngợi thái độ chai lì đó, coi nó là một đức tính, kêu gọi những người phụ nữ khác lấy đó làm gương. Hơn nữa, đây là đoạn thơ “kể và nói hộ tâm sự của người khác”, nặng tính tuyên truyền, nhẹ về cái đẹp nghệ thuật. Đặc biệt câu cuối “Rắn, mình em chịu, có sao đâu” rất gượng gạo và … quá xa sự thật.

 

Trong khi hai câu của Trần Thi Ngọc Hồng

“con mèo nhỏ nhe nanh hổ cái

vồ khuyết vầng trăng.” 

về luật tắc thì phóng túng, ngôn ngữ tượng hình, ý nghĩa sâu sắc, là tâm sự của chính tác giả nên tự nhiên, và đặc biệt, thấm đẫm chất thơ.

2/

Người đàn bà dan díu cùng rơm rạ sình non

lấm lem số phận

đôi gót son từ độ phong trần

mong gì lòng nhân từ của đá?

Tác giả, do “số phận lấm lem” nên đau đớn quá thốt lên lời than vãn chứ đâu có mong đợi gi ở “lòng nhân từ của đá”. Trong một lần trao đổi qua Messenger trên FB chị tâm sự: “Khi viết ‘lòng nhân từ của đá’ em nghĩ đến câu ‘Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng’ trong bản nhạc Một Cõi Đi Về của Trịnh Công Sơn”. Theo tôi, đó là cách suy nghĩ rất “hiền lành”, ngừng ở “cái nghiệp” của mình, ở “hoàn cảnh xã hội nghiệt ngã, bất công”, không đi xa thêm nữa.

3/

Đêm nhận mặt nỗi đau

biển đời bập bềnh sóng cả

Đêm về tĩnh lặng, tâm lắng đọng mới “thấy” hết cái “nhức buốt” trong ruột gan, mới thấy nỗi đau của mình to lớn đến nhường nào. Ngoài kia biển đời vẫn “bập bềnh sóng cả”.

người đàn bà nương theo tiếng cười hồn nhiên con trẻ

quay về

tần ngần

rồi bỏ lại phía đam mê.

 

Đoạn thơ này gợi nhớ tới bài thơ ngắn của Đồng Đức Bốn:

 

CHĂN TRÂU ĐỐT LỬA

Chăn trâu đốt lửa trên đồng

Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều

Mải mê đuổi một con diều

Củ khoai nướng để cả chiều thành tro. 

Củ khoai: Bữa ăn của trẻ chăn trâu – cái thiết thực của cuộc sống.

Con diều: Trò chơi, lạc thú, niềm đam mê và cũng là thức ăn cho phần hồn của cậu bé nói riêng và con người nói chung.

Ngụ ý của tác giả là: Con người nhiều khi chạy theo những cái viển vông, bay cao tít trên trời mà quên đi những thứ thiết thực, gắn bó với cuộc sống, ngay trên mặt đất. Nhưng cũng chẳng có gì nuối tiếc vì những thứ viển vông, cao tít đó chính là thức ăn cho tinh thần, cho phần hồn của con người; đó chính là niềm vui, hạnh phúc mà vật chất không thể tạo ra được. 

Câu bé chăn trâu đã quên củ khoai - bữa ăn trưa - để đuổi theo con diều, thỏa mãn niềm đam mê của mình. 

Trần Thị Ngọc Hồng thì ngược lại. Chị không còn là đứa bé vô tâm - chỉ biết chăn trâu, còn những mặt khác của cuộc sống đã có người lớn lo – mà là “người đàn bà trở thành đàn ông trong ngôi nhà có đàn ông”, phải gánh trách nhiệm lớn lao của người chủ gia đình. Do đó, “con diều”, thú vui, món ăn tinh thần … đành phải “bỏ lại phía đam mê”. Không đành lòng cũng phải bỏ lại, để có thể về với “tiếng cười hồn nhiên con trẻ”. Cũng “tần ngần”, cũng tiếc nuối, nhưng nghịch cảnh của cuộc đời đã buộc chị phải chọn lựa - một chọn lựa xót ruột, đau lòng vì không thể vẹn cả đôi đường.

Dĩ nhiên, về với “tiếng cười hồn nhiên con trẻ” là “thiên kinh địa nghĩa”, chẳng ai có thể chê trách chị một lời nào. Nhưng phải “bỏ lại phía đam mê” - gần như mất cả phần hồn của con người – thì tội nghiệp cho chị quá. Mà đâu phải chỉ mình chị. Còn biết bao “người đàn bà” cùng hoàn cảnh như chị - để tìm sự sống còn cho chính mình, cho chồng con giữa một xã hội khắc nghiệt, bất công, bất nhân - đã phải quay lưng lại “phía đam mê”, đóng chặt cửa, để mặc tâm hồn mình ngày càng héo úa. Ý thơ này cũng không kém phần sâu sắc, độc đáo, và là nét nhân bản thứ hai của tứ thơ.

 

TỨ THƠ HIỂU SÂU SUY RỘNG

Do hoàn cảnh xã hội nghiệt ngã, người đàn ông trong nhà “có cũng như không” nên người đàn bà phải quên đi nét đẹp dịu dàng của phụ nữ, trở thành đàn ông để chiến đấu cho sự sống còn của gia đình, những niềm vui, những “món ăn” riêng tư cho tâm hồn mình đành “bỏ lại phía đam mê”.

Nhưng nếu hiểu đến tận cùng độ sâu của tứ thơ sẽ là: Hoàn cảnh xã hội nghiệt ngã, bất công, bất nhân phát xuất từ chính sách phân biệt đối xử đã chà đạp nhân phẩm, làm khô úa tâm hồn hàng mấy trăm ngàn người phụ nữ Miền Nam, khiến trên vùng đất hiền hòa ấy bỗng xuất hiện muôn vàn khuôn mặt gian dối, lạnh lùng, vô cảm.

Tinh nhân bản rất rõ nét, sâu sắc và độc đáo.

 

HÌNH THỨC THƠ

Bài thơ có vóc dáng gần như tối ưu – số chữ trong câu, số câu trong bài tùy tiện, phóng túng. Các câu từ 2, 3 chữ đến 10, 11 chữ đều được sử dụng một cách thoải mái tự do, không có vẻ ngại ngùng, do dự hay gượng ép. Theo lối cách dòng và viết hoa, bài thơ được chia làm 3 đoạn nhưng đọc lên vẫn “nhất khí liền mạch”, những ý nhỏ của tứ thơ nối tiếp nhau chảy thành dòng rõ rệt.

Vần chỗ có, chỗ không, chẳng gò bó theo quy luật nào mà vẫn tạo được vị ngọt vừa phải, không nhiều đến mức ầu ơ, nhàm chán như những thể thơ truyền thống, nhưng cũng không nhạt nhẽo, khô cứng như Thơ Không Vần hoặc Thơ Văn Xuôi. Có thể nói nó là thứ Thơ Tự Do theo nghĩa cắt đứt hết những sợi dây trói buộc – giã từ thơ truyền thống, vượt qua Thơ Mới và Thơ Mới Biến Thể. Chỉ riêng về mặt hình thức thơ, giá trị nghệ thuật của Người Đàn Bà Trong Ngôi Nhà Có Đàn Ông đã được nâng cao lên rất nhiều.

Mấy chỗ gieo vần làm nổi bật ý thơ:

1/

chèo thuyền đàng lái

con mèo nhỏ nhe nanh hổ cái

vồ khuyết vầng trăng

2/

mong gì lòng nhân từ của đá?

Đêm nhận mặt nỗi đau

biển đời bập bềnh sóng cả

người đàn bà nương theo tiếng cười hồn nhiên con trẻ

quay về

tần ngần

rồi bỏ lại phía đam mê.

” vần với “về” đưa câu cuối của bài thơ, lúc đó cũng là dòng nhạc, trở về chủ âm, khiến đoạn kết của bài thơ nghe xuôi tai, nhẹ nhàng, nhưng đượm vẻ buồn bã, tiếc nuối.

 

CẢM XÚC

1/ Cảm Xúc Tầng 1: Cảm xúc tỏa ra từ câu chữ

Bài thơ viết theo lối Khí Tông – “nhất khí liền mạch”, chú trọng tạo cảm xúc theo dòng chảy của tứ thơ – nhưng lại có nhiều chiêu thức đẹp từ câu chữ, hình tượng, “tính văn chương” cao, tạo khoái cảm mạnh mẽ cho người thưởng thức thơ. 

2/ Cảm Xúc Tầng 2: Cảm xúc từ thế trận, từ sự phối hợp nhịp nhàng của các phân đoạn, các ý nhỏ của tứ thơ.

Trong Người Đàn Bà Trong Ngôi Nhà Có Đàn Ông các phân đoạn nối kết hợp lý, tứ thơ chảy thành dòng - nhẹ nhàng, nhưng có dòng chảy rõ ràng – làm những độc giả thích bóng đá như tôi khoái chí vì “đấu pháp toàn đội” gắn bó và hiệu quả. 

3/ Cảm Xúc Tầng 3: Cảm xúc từ trạng thái tâm của thi sĩ lúc làm thơ

Khác với Đỗ Trung Quân trong Tạ Lỗi Trường Sơn (2) và Nguyễn Duy trong Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc (3), Trần Thị Ngọc Hồng chỉ mở lòng cho nỗi uất ức từ sự cực khổ cả về thể xác lẫn tinh thần của mình trào ra chứ không để tâm đến, mà còn có ý tránh né, những khía cạnh liên quan đến chính trị.

Không lập trường, phe phái, chẳng phản kháng, phản biện nên chữ tình trong thơ cô đặc hơn. Cảm xúc tầng 3 của bài thơ, nhờ quy về một mối, nên thấm sâu hơn. Tuy nhiên, vì bài thơ ngắn (chỉ có 89 chữ) khó tạo cao trào; hơn nữa, chị chưa đến mức lạc thần trí hay nổi điên như Đỗ Trung Quân và Nguyễn Duy, nên hồn thơ chỉ ở mức nhẹ nhàng, tươi mát. 


KHUYẾT ĐIỂM 

Bài thơ có một khuyết điểm nhỏ nằm ở tựa đề. 

Tựa đề thường được hiểu là “một chữ hay một nhóm chữ chỉ ra cái cốt tủy của toàn bài nhưng không làm lộ mạch thơ”. Cái tựa “Người Đàn Bà Trong Ngôi Nhà Có Đàn Ông” không thỏa mãn được yêu cầu đó. Cốt tủy của bài thơ nằm ở chỗ “Trở Thành Đàn Ông”.

Đây chỉ là lỗi kỹ thuật. Nếu muốn, chị có thể tự mình sửa chữa để bài thơ hoàn chỉnh hơn.

                                                                                                                             NƠI TỤ HỘI ANH HÀO

Những bài thơ trên các thi đàn thì thường “được cái này mất cái kia”. Tứ hay thì kỹ thuật thơ vụng hoặc ít cảm xúc; kỹ thuật thơ nhuần nhuyễn thì tứ lại “đi vào con đường đã có hàng triệu dấu giầy”.

Người Đàn Bà Trong Ngôi Nhà Có Đàn Ông – ngoài một khuyết điểm nhỏ đề cập ở trên - may mắn là nơi tụ hội anh hào; có 3 tiêu chí chính để thẩm định giá trị một bài thơ thì hình thức thơ và tứ thơ ở mức xuất sắc, còn tiêu chí cảm xúc được đánh giá là gần xuất sắc.

Cảm xúc tầng 1 và tầng 2 đều mạnh, riêng hồn thơ chỉ ở mức “nhẹ nhàng tươi mát”. 

Ngoài ra cũng phải kể đến cái đẹp cao sang của ngôn ngữ, hình tượng mới lạ, sức gợi mạnh, ý nghĩa sâu sắc đầy tính văn chương của câu thơ, đoạn thơ, đặc biệt ở 2 đoạn biểu lộ nét nhân bản của tứ thơ.

Tóm lại, Người Đàn Bà Trong Ngôi Nhà Có Đàn Ông là bài thơ rất hay, xuất sắc trong cả 3 tiêu chí chính để thẩm định giá trị một bài thơ. Do tứ thơ độc đáo, hình thức thơ gần như tối ưu, theo tôi, nó xứng đáng là bài thơ đại diện cho thân phận đáng thương của phụ nữ Miền Nam Việt Nam trong giai đoạn lịch sử sau năm 1975. Giai đoạn đó kéo dài đến thời điểm nào? Câu trả lời xin nhường cho những sử gia sau này.

 

KẾT LUẬN

Cuộc đời Trần Thị Ngọc Hồng giờ đã bước sang một trang mới. Mồ hôi, nước mắt của biết bao năm tháng kinh hoàng đã có chút đền bù. Những “tiếng cười hồn nhiên con trẻ” nay đã trưởng thành. Hai cháu trai đã tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định, đúng chuyên môn. 

Sống và làm việc ở Sài Gòn nhưng cũng thường về thăm gia đình ở Tiền Giang. Và đặc biệt, lần nào về cũng có chút ít đưa mẹ để gởi tiết kiệm. “Con mèo nhỏ” đã trở lại bộ mặt hiền lành, dễ thương chứ không còn “nhe nanh hổ cái, vồ khuyết vầng trăng” như ngày nào. 

Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài. Vết thương đau buốt trong tim đã liền mặt hay vẫn còn rỉ máu? Mảnh tâm hồn nhạy cảm ngày xưa đã trở lại tươi xanh hay vẫn còn khô cằn, héo úa? Những câu hỏi đó chỉ có chị mới có thể cảm nhận và có câu trả lời. 

Có điều chắc chắn là chị đã trở lại “phía đam mê” và nhờ tài thơ cùng những trải nghiệm đau thương, đã tặng cho đời một thi phẩm độc đáo, mang một thông điệp đau buồn: Những năm sau 1975, ở Miền Nam Việt Nam, một vùng đất mà con người được tiếng là chân tình, cởi mở, hiền hòa, đã “Có Những Người Đàn Bà Như Thế”.

San Leon Tháng 6 / 2020 

PHẠM ĐỨC NHÌ

nhidpham@gmai.com

CHÚ THÍCH:

 1/

Theo Phạm Văn Đồng, con số người phải trải qua giam giữ sau này 30/4/1975 là hơn 200.000 trong tổng số 1 triệu người ra trình diện.

https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc_t%E1%BA%ADp_c%E1%BA%A3i_t%E1%BA%A1o_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam 

Nhưng một người dính líu đến chế độ cũ có thể “văng miểng” đến không chỉ những thành viên trong gia đình mà còn cả bà con họ hàng nữa. Do đó số đàn ông “có cũng như không” cũng như những “người đàn bà nhe nanh hổ cái” phải đến ít nhất vài trăm ngàn.

2/

Tạ Lỗi Trường Sơn – Bài Thơ Ngược Dòng Nóng Bỏng, Phạm Đức Nhì

http://phamnhibinhtho.blogspot.com/2016/07/ta-loi-truong-son-bai-tho-nguoc-dong.html 

3/

Nhìn Từ Xa … Tổ Quốc - Nỗi Đau Quặn Thắt Của Một Người Việt Yêu Nước, Phạm Đức Nhì

http://phamnhibinhtho.blogspot.com/2016/07/nhin-tu-xa-to-quoc-noi-au-quan-that-cua.html