Lời Nói Đầu
Chị Dư Bình - một bạn
Facebook – có lẽ có cảm tình với cách nhìn nhận, đánh giá thơ ca của tôi nên đã
nhắn tin cho tôi với lời yêu cầu:
“Em muốn được nghe ý kiến của nhà phê bình thượng
thặng (chị đã quá khen) về một vài bài thơ (hoặc văn) anh thấy được nhất”
Ngoài việc bình thơ tôi
thỉnh thoảng cũng góp ý kiến, nhận xét cho một số bài thơ bạn đọc gởi đến nên đã
trả lời:
“Anh không bình thơ theo
yêu cầu nhưng nếu em gởi cho anh bài thơ ưng ý nhất của em anh sẽ góp vài nhận
xét về kỹ thuật thơ.”
Và trong số 2 bài thơ chị
gởi đến tôi đã chọn Hoa Tím để “góp vài nhận xét”
Vì thế, đây không phải là một bài bình thơ. Cũng không phải là một
“bài cảm nhận”. Trong bài viết này tôi chỉ đưa ra một số nhận xét có tính kỹ
thuật với mục đích giúp chị Dư Bình và những người làm thơ, thưởng
thức thơ khác - nếu thấy hợp, thấy thích – có thể coi nó như một cái sườn để điều
chỉnh (về mặt kỹ thuật) cách làm thơ, thưởng thức thơ của mình.
HOA TÍM !
Nơi phương xa, nhớ về
miền quê cũ
Tóc đuôi gà,em trốn giữa
đồi sim
Để cho ai cứ mải miết đi
tìm
Bông hoa tím,với nụ cười
chúm chím
Nắng vàng tan cả một
trời kỷ niệm
Hoa tím nhường trái chín
tím mọng tươi
Người đã xa,xa khuất
phía chân trời
Đành lỗi hẹn, người ơi,mùa
Hoa Tím !
Sử Dụng Bao Nhiêu “Cây
Thước” Thì Đủ?
Theo lý thuyết thì có 3
Tiêu Chí để thẩm định giá trị một bài thơ: Tứ thơ, kỹ thuật thơ và cảm xúc.
Bài Nhận Xét này hơi đặc
biệt. Từ 3 Tiêu Chí chính tôi chia thành 14 tiêu chí nhỏ và dùng 14 “cây thước”
tương ứng để “đo” giá trị của bài thơ Hoa Tím. (Có bài thơ cần nhiều thước hơn
– có thể đến 20 hoặc hơn nữa - và cũng có những bài thơ chỉ dăm bẩy cây cũng đủ)
Có cây thước xuất hiện ở
bài nhận xét (để hướng dẫn) nhưng nếu bình thơ thì không cần thiết (thí dụ thước
số 1). Nếu Tựa Đề “đứng” quá xa với “cốt tủy của bài thơ” thì trong bài
bình thơ nên góp vài lời công đạo (dĩ nhiên sẽ có chút điểm xấu cho bài thơ). Còn
nếu Tựa Đề của bài thơ thích hợp (như Hoa Tím) thì thôi.
Một thí dụ nữa là cây thước
số 6 (dấu ngắt câu). Thường chỉ những người cẩu thả mới mắc lỗi này – làm mất đẹp
hình thức bài thơ. Không nên đưa thước này vào bài bình thơ. Nếu có thể, nhắc
riêng tác giả.
Trong mỗi cây thước phần
chữ màu xanh là để giải thích, phần chữ màu nền là “nhận xét”. Trong bài bình thơ thì phần nhận
xét sẽ được khai triển rộng ra để “nói đến đầu đến đũa”. “Tán” rộng ra là “tài”
của người phê bình, sẽ tăng đáng kể giá trị của bài bình thơ.
Muốn có một bài bình thơ
bài bản, tiếp cận tác phẩm toàn diện tôi thường dựa vào cái sườn này.
Và bây giờ mời chị Dư Bình
và độc giả cùng tôi đi vào phần nhận xét.
1/ Tựa Đề
Đặt tựa đề Hoa Tím là
chính xác – “một chữ hay một nhóm chữ chỉ ra cái cốt tủy của bài thơ”
2/ Tứ Thơ
Không có ẩn dụ nên Tứ và
Ý giống nhau - nhớ về đồi sim kỷ niệm với người xưa. Tứ thơ không mới lạ, con
đường đã có hàng triệu dấu chân.
Cách tiếp cận tứ thơ
cũng bình thường: Không bóng gió, ẩn dụ mà nói thẳng điều muốn nói.
3/ Ngôn Ngữ, Hình Tượng
Đẹp, giản dị, dễ bắt, dễ
cảm
4/ Câu Thơ
Chắc gọn, đơn giản,
không mắc lỗi văn phạm, tuy nhiên không có câu thơ nào thật xuất sắc - đội bóng
không có cầu thủ siêu sao
5/ Chức Năng Truyền
Thông
Thơ
nên là món ăn dễ tiêu.
Chức năng truyền thông
cuả bài thơ thành công, đọc là hiểu ngay ý của tác giả, không có những “câu đố
bí hiểm”, những liên tưởng quái đản khiến ngay cả những độc giả hiểu biết, sành
sỏi cũng lắc đầu, “bó tay”.
6/ Dấu Ngắt Câu
Dấu
chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu
chấm than, dấu chấm hỏi nên đặt ngay sau mẫu tự cuối của chữ phía trước. Ngoặc
đơn, ngoặc kép phải bao sát chữ hoặc nhóm chữ trong ngoặc nhưng phải để trống
một khoảng cách (space) với mẫu tự cuối của chữ phía trước và mẫu tự đầu của
chữ phía sau.
Thí
dụ:
Em
đẹp như hoa. Anh thích lắm
Ổi,
xoài, sầu riêng tôi đều thích.
Trời
ơi!
Có
phải không? Em đã yêu anh!
Ông
Nguyên (tác giả bài thơ) nói với tôi như thế.
Con
đó “mồm loa mép giải” lắm.
Hoa Tím còn mắc một số
lỗi về dấu ngắt câu.
7/ Kết Luận:
Thâu tóm được ý chính
của bài thơ nhưng ấn tượng không sâu đậm
8/ Bố Cục, Thế Trận
Sự
nối kết hợp lý các chữ trong câu, câu trong đoạn, đoạn trong bài.
Hoa Tím có thế trận hợp
lý.
9/ Thể Thơ & Phong
Thái Của Thi Sĩ Lúc Làm Thơ
Dư Bình chọn thể Thơ Mới
8 chữ, vần liên tiếp nên chị đã bớt bị gò bó khi cầm bút viết 8 câu thơ.
So với thơ đường luật đây là thể thơ mà mức độ tù túng, trói buộc đã giảm rất
nhiều. Giảm nhưng vẫn còn. Chị vẫn phải để ý cách gieo vần, số chữ trong câu nên
lý trí vẫn lấp ló đâu đó trong tâm hồn, lời thơ dễ đi lạc vào vùng ảnh hưởng của
chữ “xạo”
Có
thể nói chị chưa có phong thái hoàn toàn phóng khoáng tự do.
Điều này ảnh hưởng đến cảm
xúc tầng 3 (hồn thơ).
10/ Vần & Nhịp Điệu
1/ Vần:
Có những trường hợp sau:
a/ Thiếu ngọt, nối kết lỏng lẻo, âm điệu
rời rạc.
b/ Vừa ngọt, không có hội chứng nhàm chán
vần.
c/ Quá ngọt, hội chứng nhàm chán vần rõ
nét.
Vần trong Hoa Tím thuộc
loại cước vận, vần liên tiếp. Gieo vần kiểu này rất dễ dẫn đến hội chứng nhàm
chán vần. Cũng may, bài thơ ngắn, chỉ có 8 câu, có 3 cặp vần (sim tìm, chím niệm,
tươi trời) cảm giác ầu ơ nhàm chán chưa kịp xuất hiện thì bài thơ đã hết. Sử dụng
vần thành công.
2/
Nhịp điệu:
a/ Số chữ trong câu cứng ngắc, không đổi:
Nhịp điệu sẽ đều đều tẻ nhạt.
b/ Số chữ trong câu thay đổi: Biên độ thay
đổi càng rộng càng giảm cảm giác đều đều tẻ nhạt của nhịp điệu.
Hoa Tím có số chữ trong
câu không đổi (8 chữ) nhưng nhờ bài thơ ngắn, cảm giác đều đều tẻ nhạt chưa xuất
hiện thì bài thơ đã hết.
11/ Độ Dài Của Bài Thơ
a/ Quá ngắn (hoặc thể thơ phân mảnh đứt
đoạn) cảm xúc “chưa đi đến chợ đã hết tiền”.
b/ Chưa đủ dài để có sóng sau dồn sóng
trước tạo cao trào nên hồn thơ chỉ phơn phớt nhẹ.
c/ Có sóng sau dồn sóng trước nhưng hồn
thơ chỉ ở mức trung bình.
d/ Có sóng sau dồn sóng trước, có cao
trào, hồn thơ lai láng, lời thơ là Tiếng Lòng Chân Thật, bài thơ đã bước vào
Bến Bờ Thơ Ca, thi si đã ban cho độc giả ân huệ được giao tiếp với ngài bằng
Tiếng Người của Cái Tôi Đích Thực.
Hoa Tim chỉ có 8 câu (64
chữ) nên không có “sóng sau dồn sóng trước” để tạo hồn thơ.
12/ Dòng chảy của thơ
Có
dòng chảy hay không? Lững lờ hay nhanh, mạnh?
Nhờ vần liên tiếp, câu
sau dính liền câu trước, đoạn trước nối kết đoạn sau nên Hoa Tím có dòng thơ rõ
rệt - đặc biệt là dòng chảy của tứ thơ và dòng âm điệu.
13/ Thành Phần Trong
Dòng Chảy
Thường
thì những bài thơ gieo vần liên tiếp Dòng Thơ được kết hợp bởi 3 dòng nhỏ: Dòng
chảy của tứ thơ (về ý), dòng âm điệu và nhịp điệu (dòng nhạc), và sau cùng là
dòng cảm xúc tầng 3 (hồn thơ) nếu có.
Trong Dòng Thơ của Hoa
Tím:
a/ Dòng chảy của tứ thơ thông thoáng dẫn
người đọc đi từ câu đầu đến câu cuối.
b/ Dòng âm điệu chảy bon bon nhưng do mỗi
câu 8 chữ đều đều nên nhịp điệu tẻ nhạt.
c/ Dòng cảm xúc (tầng 3): Không có
14/ Cảm Xúc
a/ Cảm xúc tầng 1 từ câu chữ: khá mạnh
b/ Cảm xúc tầng 2 từ thế trận: Bài thơ chỉ
có 8 câu nên mặc dù bài thơ có thế trận hợp lý cảm xúc tầng 2 cũng chỉ hơn mức
trung bình chút ít.
c/ Cảm xúc tầng 3:
Luồng
hơi nóng chảy trong lòng người đọc – không đến từ câu chữ, thế trận mà từ đâu
đó giữa 2 hàng kẻ. Đây là thứ cảm xúc cao cấp nhất, quý nhất, làm người đọc
sướng nhất, đã nhất - được gọi là Hồn Thơ.
Hồn
thơ xuất hiện khi các con chữ được tuôn xuống trang giấy trong cơn cao hứng,
cảm xúc dạt dào của thi sĩ. Tùy mức độ cao hứng của thi sĩ hồn thơ cũng có
nhiều tầng bậc:
-
Hồn thơ phơn phớt nhẹ: Độc giả cảm thấy lâng lâng xao xuyến.
-
Có hồn thơ khá rõ nét nhưng không mạnh: Cảm giác của độc giả mạnh hơn lâng lâng
xao xuyến.
-
Hồn thơ lai láng: Đây là lúc độ cao hứng của thi sĩ cao nhất đến mức làm thi sĩ
lạc thần trí (cảm xúc sôi lên phủ mờ lý trí) nghĩa là lý trí trốn mất, để cảm
xúc độc quyền đạo diễn bài thơ (hoặc phần nào đó của bài thơ). Nếu bài thơ có
Cao Trào cảm xúc tầng 3 sẽ lên đến đỉnh.
Bài Hoa Tím không có cảm
xúc tầng 3 – không có hồn thơ.
Kết Luận
Hoa Tím có giá trị nghệ
thuật ở mức thường thường bậc trung.
Bài Nhận Xét đến đây là
hết.
BÀN RỘNG HƠN
Hai Cách Làm Thơ Và Hai
Hướng Đi Của Thơ
1/ Phe Kiếm Tông: Chú trọng
“chiêu thức”.
Thi sĩ thường làm thơ ngắn
(4 câu), thơ đường luật hoặc chọn thể thơ Trường Thiên phân mảnh đứt đoạn - nhiều
đọan, mỗi đoạn 4 câu – (Thơ Haiku cũng thuộc loại này). Vì không có dòng chảy,
cảm xúc hố nào nằm im ở hố đó không lưu chuyển nên không có “sóng sau dồn sóng
trước”, không có cao trào, không có hồn thơ.
Để chinh phục độc giả
thi sĩ chỉ trông nhờ vào câu chữ - ngôn ngữ hình tượng, các thủ pháp kỹ thuật,
các biện pháp tu từ, nói chung là cái đẹp văn chương.
Định nghĩa thơ của
Samuel Taylor Coleridge cổ vũ cho Phe Kiếm Tông này.
Poetry: the best words in
the best order.
Thơ: Chữ hay nhất trong
thứ tự hợp lý nhất.
https://poemshape.wordpress.com/2013/05/12/on-a-definition-of-poetry/
2/ Phe Khí Tông: Chú trọng nội lực, nội công.
Thi sĩ cũng sử dụng chiêu
thức nhưng chú trọng nội lực, nội công.
Nói theo ngôn ngữ thơ thì
đây là loại thơ chú trọng Cảm Xúc – chinh phục độc giả không phải bằng thứ cảm
xúc bình thường nằm trong ý nghĩa của câu chữ mà là “luồng hơi nóng nằm giữa
hai hàng kẻ” – nghĩa là nằm ngoài câu chữ.
Đó là thứ cảm xúc cao cấp,
cho độc giả cái cảm giác đã nhất, sướng nhất - người ta gọi là hồn thơ. Hồn thơ
chỉ có thể xuất hiện khi lý trí vắng mặt, chữ Xạo trong lời thơ, ý thơ trốn mất.
Thi sĩ và độc giả - qua bài thơ – trò chuyện với nhau bằng Tiếng Người Chân Thật.
Định nghĩa thơ của Nguyễn
Đình Thi có ý đứng về Phe Khí Tông.
“Làm thơ, ấy là dùng
lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, - tức là chữ - để thể hiện một trạng
thái tâm lý đang rung chuyển mạnh mẽ khác thường.”
(Mấy Ý Nghĩ Về Thơ, Nguyễn
Đình Thi, Talawas, dòng 20)
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=911&rb=0101
Cái Nền Kỹ Thuật Của Bài Thơ
Nhận xét về phần kỹ thuật của một bài thơ có nhiều điều để phân tích, bàn luận. Nhưng có 4 điểm tôi cho là quan trọng nhất tạo thành “Cái Nền Kỹ Thuật” mà nếu thấu hiểu và nhuần nhuyễn thi sĩ có thể cho bài thơ của mình chảy thẳng hướng Bến Bờ Thơ Ca.
Cái Nền Kỹ Thuật đó chính
là Dòng Chảy Của Thơ - gồm: 1/ Tứ thơ nhất khí liền mạch. 2/ Chức năng truyền
thông “dễ tiêu”, dễ hiểu, dễ cảm. 3/ Vần & nhịp điệu đủ ngọt, không ầu ơ, tẻ
nhạt. 4/ Đủ dài để tạo cao trào.
Nếu thi sĩ nắm trong tay
Cái Nền Kỹ Thuật - nghĩa là khả năng tạo được Dòng Chảy Của Thơ – thì nếu có tứ
thơ hay lại gặp lúc cơn cao hứng bất chợt ập đến cơ hội cho ra đời một bài thơ
“để đời” là rất cao.
“Đo”
Dòng Chảy Của Bài Thơ “Hoa Tím” Bằng “Thước”
1/
Tứ thơ (thước số 2): Ý tứ dàn trải liền lạc, nhất khí liền mạch, từ câu đầu đến
câu cuối, không phân mảnh đứt đoạn.
2/
Chức năng truyền thông thành công (thước số 3 +4 +5): Chữ, câu thơ dễ tiêu, dễ
hiểu, dễ cảm, không có mô gò cản đường.
3/
Vần và nhịp điệu (thước số 10): Vần liên tiếp, đủ ngọt, không có hội chứng nhàm
chán vần. Nhịp điệu đều đều tẻ nhạt vì mỗi câu 8 chữ cứng ngắc.
4/
Độ dài của bài thơ (thước số 11): Chưa đủ dài để có sóng sau dồn sóng trước tạo
cao trào.
Dòng Chảy của bài thơ Hoa Tím đã có Cái Nền Kỹ Thuật nhưng
còn vướng 2 khuyết điểm: Nhịp điệu và độ dài của bài thơ.
Góp Ý Với Tác Giả Về “Cái Nền
Kỹ Thuật” Cho Những Bài Thơ Sau
1/ Nên tiếp tục chọn thể thơ
nhất khí liền mạch, vần liên tiếp.
2/ Duy trì độ “dễ tiêu”, dễ hiểu,
dễ cảm của câu chữ.
3/ Thay đổi số chữ trong câu
để trị chứng bệnh “đều đều tẻ nhạt” của nhịp điệu.
4/ Tăng độ dài của bài thơ
để cơ hội có “sóng sau dồn sóng trước” cao hơn.
5/ Khi bài thơ dài hơn phải
giảm độ ngọt của vần
a/ Để ý tránh vần lưng (yêu vận)
b/ Sử dụng thông vận thường hơn
.
c/ Những chỗ chuyển ý nên chuyển vận (thay
hẳn vần khác)
1/ Bài thơ Hoa Tím chưa đủ
tầm cỡ, chưa có điểm nào đặc biệt tạo hứng để ra công viết lời bình.
2/ Tôi không bình thơ
theo yêu cầu nhưng nếu thi sĩ là chỗ thân tình lại thực sự cầu tiến thì sẽ góp
riêng vài nhận xét về kỹ thuật thơ để ngài biêt chỗ mạnh chỗ yếu và “tùy nghi sử
dụng”. (Chỗ này hơi “không đẹp” nhưng nếu ai nhờ cũng viết thì không có thời
gian).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét