Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

BA TẦNG CẢM XÚC TRONG THƠ

 

 

      

Đọc thơ khác với đọc văn. Mục đích của đọc văn là tìm thông điệp – xem tác giả muốn nói với mình điều gì. Cảm xúc đôi khi cũng có nhưng chỉ là sản phẩm phụ. Đọc thơ thì ngược lại - cảm xúc là chính, thông điệp là phụ. Thông điệp đôi khi chỉ là phương tiện để chuyển tải cảm xúc.

Giới chuyên môn đánh giá mức độ Hay Dở của bài thơ sẽ dựa vào lượng cảm xúc nó đem đến cho người đọc.

Có 3 tầng cảm xúc trong thơ.

 

1/ Cảm Xúc Tầng 1:


Phát sinh khi người đọc gặp được ngôn ngữ, hình tượng đẹp, chắt lọc (bình dân hay cao sang), câu cú gọn gàng, không sai phạm, chuyển tải ý tứ một cách sâu sắc.


2/ Cảm Xúc Tầng 2:


Phát sinh khi người đọc “bắt” được cái hay của sự nối kết các câu, các đọan một cách hợp lý làm nổi bật tứ thơ – nói chung là thế trận của bài thơ.


3/ Cảm Xúc Tầng 3:


Không đến từ câu chữ và cũng không đến từ thế trận.

Nó là luồng hơi nóng len lỏi vào tâm hồn người đọc, tạo ra thứ cảm giác sướng nhất, đã nhất - không thể tiếp cận bằng lý trí mà chỉ có thể cảm nhận bằng tâm hồn. Nó chính là hồn thơ.

 

Hồn Thơ Từ Đâu Đến?

 

Cảm xúc từ trạng thái cao hứng có thể tạo hồn thơ không phải từ ngay lúc thi sĩ bắt đầu phóng bút mà sau đó một khoảng thời gian – nhanh chậm tùy thi sĩ và tùy bài thơ. Khi tâm trạng chia thành những mảnh tứ thơ nhập vào các con chữ trải xuống trang thơ, ban đầu còn từ từ chậm rãi vì phải dẫn nhập, giải thích nguồn cơn.

Rồi những mảnh tâm trạng ấy – cũng là những mảnh tứ thơ - nhờ cảm xúc từ cơn cao hứng thôi thúc, cứ ào ạt tuôn ra, mảnh trước dẫn dắt, réo gọi mảnh sau, cho sóng sau dồn sóng trước tạo thành cao trào.

Lúc đó cảm xúc sẽ dâng lên phủ mờ lý trí để hồn thơ xuất hiện. Nếu bài thơ dài có thể có nhiều điểm nhấn của tứ thơ, nhiều chỗ có cao trào và nhiều chỗ xuất hiện hồn thơ.

 

(Lúc đầu khi viết về đề tài này chỉ trường hợp lý trí hoàn toàn biệt tăm, mất dạng, cảm xúc dâng trào cao ngất, tôi mới dùng 2 chữ Hồn Thơ. Còn những trường hợp như (a/, b/, c/, d/) ở đoạn sau tôi dùng nhóm chữ “cảm xúc tầng 3” kèm một tĩnh từ cao thấp khác nhau. Sau này tôi thay đổi để độc giả “dễ bắt” hơn).

 

Tùy theo “lượng” lý trí còn sót lại trong tâm hồn thi sĩ lúc tứ thơ lên đến cao trào ta có những loại hồn thơ saư đây:

     a/ Hồn thơ rất nhẹ, hồn thơ phơn phớt nhẹ: Lý trí vẫn còn sót lại.

     b/ Hồn thơ man mác, nhẹ nhàng: Còn sót lại nhưng ít hơn.

     c/ Hồn thơ khá mạnh: Còn sót lại it hơn nữa

     d/ Hồn thơ lai láng: Lý trí biệt tăm, biến mất hoàn toàn.

Khi cảm xúc hoàn toàn nắm quyền đạo diễn, leo lái đoạn thơ (hoặc bài thơ), lý trí - thủ phạm của mọi thứ gian dối, xảo trá trong suy nghĩ, lời nói, cách ứng xử của thi sĩ – đã tạm thời biến mất. Lời thơ sẽ là Tiếng Lòng Chân Thật.

 

Đó là mục đích tối hậu, cao quý nhất của công việc làm thơ. Qua đoạn thơ, bài thơ thi sĩ đã cho phép người đọc đối thoại với mình bằng Tiếng Người (viết hoa) của “cái tôi đích thực” (chứ không phải “cái tôi văn hóa”).

 

Cái Nền Kỹ Thuật Của Bài Thơ

 

Muốn ít nhiều có Hồn bài thơ phải có những điều kiện Căn Bản sau đây:


1/ Thơ phải “nhất khí liền mạch”, trải dài từ câu đầu đến câu cuối chứ không phân mảnh, đứt đoạn. Điều kiện này giúp tứ thơ chảy thành dòng.


2/ Vần liên tiếp vừa độ ngọt – ít vần quá thì dòng chảy của của thơ không trơn, nhiều vần quá sẽ gây nhàm chán. Điều kiện này giúp thơ có dòng âm điệu vừa thông thoáng vừa “dễ nghe”, “giữ” người đọc ở lại với bài thơ.


3/ Nhịp điệu uyển chuyển, sinh động chứ không đều đều tẻ nhạt. Muốn thế số chữ trong câu thơ phải thay đổi. Điều kiện này giúp giải quyết (phần lớn) hội chứng nhàm chán vần.

Vần và Nhịp Điệu sẽ tạo thành dòng nhạc trong thơ.


4/ Dễ tiêu: Đây là loại thơ Khí Tông – chú trọng cảm xúc – nên chữ, câu thơ phải dễ hiểu, dễ cảm, dễ tiêu để tránh mô gò cản đường, cho dòng cảm xúc – lúc ấy đã nhập chung với dòng tứ thơ và dòng nhạc - được tuôn chảy thông thoáng.


5/ Độ dài của bài thơ:

Muốn có Hồn bài thơ phải có độ dài đáng kể. Để làm gì?

     a/ Để có “đất” giới thiệu cảnh thơ, giải thích nguồn cơn mối lương duyên, sự dan díu giữa thi sĩ và tứ thơ.

     b/ Để có “đất” cho những mảnh tâm trạng hóa thân thành những mảnh tứ thơ nhập vào con chữ liên tục tuôn xuống trang giấy gây nên cảnh “sóng sau dồn sóng trước” cho cảm xúc lớn mạnh tạo cao trào.

 

Trên đây là những điều kiện Căn Bản, Cần Thiết, là Cái Nền Kỹ Thuật để có thể tạo Hồn Thơ, đưa bài thơ thẳng hướng tiến về Bến Bờ Thơ Ca.


Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2021

NÉT ĐẸP CỦA BÀI THƠ “ĐỢI” QUA LĂNG KÍNH KỸ THUẬT

 


ĐỢI

Anh đứng trên cầu đợi em
Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm
Ngày xưa đã chảy, sau còn chảy
Nước chảy bên lòng, anh đợi em

Anh đứng trên cầu nắng hạ
Nắng soi bên ấy lại bên này
Đợi em. Em đến? Em không đến?
Nắng tắt, còn anh đứng mãi đây!

Anh đứng trên cầu đợi em
Đứng một ngày đất lạ thành quen
Đứng một đời em (1) quen thành lạ
Nước chảy... kìa em, anh đợi em.

(Vũ Quần Phương)

 

Đây không phải là một bài bình thơ mà chỉ là một số nhận xét về kỹ thuật thơ của thi sĩ. Mục đích là để tìm hiểu xem ông đã áp dụng (hay không áp dụng) những “phương tiện thẩm mỹ” nào khi sáng tác bài thơ và việc áp dụng (hay không áp dụng) những “phương tiện thẩm mỹ” ấy ảnh hưởng ra sao đến sự Hay Dở của bài thơ.

Với bài thơ Đợi tôi sẽ đưa ra 22 phương tiện thẩm mỹ để dựa vào đó “bàn” về kỹ thuật thơ của tác giả.

 

1/ Tựa Đề:

Đặt tựa đề bài thơ là Đợi rất hợp lý, đúng cốt tủy của toàn bài.

2/ Ngôn Ngữ, Hình Tượng:

Đẹp, chắt lọc, có nét cao sang.

3/ Câu:

Gọn, đúng văn phạm, diễn đạt ý một cách sâu sắc.

4/ Biện Pháp Tu Từ:

Không sử dụng biện pháp ẩn dụ; nói thẳng điều muốn nói.

5/ Tứ Thơ:

Tâm trạng, suy nghĩ khi đứng đợi người yêu trên cầu.

6/ Câu Thơ “Không Thuận”

Đoạn cuối có câu thơ rất hay:

“Đứng một ngày đất lạ thành quen”

Nhưng câu thơ kế tiếp:

“Đứng một đời em quen thành lạ”

thì lại “không thuận” với tứ thơ, “lôi” người đọc ra xa tâm điểm của tứ thơ.

Lý do: Đang yêu em, kiên nhẫn đứng đợi em mà “phang” vào câu “Đứng một đời em quen thành lạ” thì không “khéo”, không “tâm lý” tý nào. Dù thực tế khách quan của cuộc đời – trong nhiều trường hợp - có thể đúng như thế đi nữa câu thơ ấy cũng là “cung đàn lỗi nhịp” với đoạn thơ và cả với bài thơ.

7/ Chức Năng Truyền Thông

Tôi vẫn cho là chức năng truyền thông của bài thơ thành công.

Theo tôi, người đọc “bắt” được ý câu thơ:

“Đứng một đời em quen thành lạ”

không khó khăn lắm.

Nhưng một số nhà bình thơ có nhận ra cái “không thuận” trong câu thơ “không thuận” ấy không, và nếu nhận ra mà tại sao không nói ra (trong bài bình thơ) thì tôi không biết.

8/ Kết Luận:

Không ấn tượng.

9/ Bố Cục, Thế Trận:

Câu thơ “không thuận” đã làm thế trận của bài thơ hơi xộc xệch.

10/ Thể Thơ:

Thơ Mới Trường Thiên, phân mảnh đứt đoạn

11/ Vần:

Đoạn đầu (em đêm em) và đoạn cuối (em quen em) gộp lại là 3 cặp vần. Đoạn giữa chỉ có một cặp vần gián cách (này đây). Với 12 câu thơ chia làm 3 đoạn phân cách riêng biệt thì 4 cặp vần cũng không có gì là quá ngọt. Hơn nữa, bài thơ lại ngắn nên không có hội chứng nhàm chán vần. Kỹ thuật sử dụng vần thành công.

12/ Nhịp Điệu:

Thoạt nhìn thì thấy “Đợi” có chút hơi mới lạ về hình thức. Câu thơ đầu của mỗi đoạn thay vì 7 chữ như những bài thơ thất ngôn trường thiên khác lại chỉ có 6 chữ. Nhưng sự mới lạ đó chỉ là đổi từ cái khuôn này sang cái khuôn khác.

Trong cái khuôn mới ba đoạn thơ vẫn có số câu và số chữ trong câu giống nhau (mỗi đoạn 4 câu với số chữ cùng là 6, 7, 7, 7). Chỉ nhờ bài thơ ngắn nên cảm giác tẻ nhạt không rõ nét lắm.

 

13/ Phong Thái Của Thi Sĩ Lúc Làm Thơ:

Tác giả phóng bút với tâm thế khá tỉnh táo, cho lý trí nắm quyền đạo diễn bài thơ. Tâm thế này sẽ ảnh hưởng đến việc nhen nhúm và phát triển hồn thơ, ngay cả trong trường hợp - về mặt kỹ thuật - đã tạo được dòng chảy cho thơ.

14/ Dòng Chảy Của Thơ:

Thể thơ phân mảnh, đứt đoạn nên bài thơ không có dòng chảy mà chỉ là 3 “vũng thơ” nằm 3 nơi.

15/ Dòng Tứ Thơ:

Tứ thơ đứt đoạn, chỉ là 3 mảnh tâm sự nằm riêng biệt.

16/ Dòng Âm Điệu:

Thơ có vần, nghe du dương nhưng không có dòng âm điệu.

17/ Dòng Nhịp Điệu:

Ba đọan thơ cách biệt nên cũng không có dòng nhịp điệu.

18/ Dòng Cảm Xúc:

Không có dòng cảm xúc (tôi muốn nói hồn thơ)

19/ Độ Dài Của Bài Thơ:  

Viết theo thể thơ này (phân mảnh, đứt đoạn) thì dù có dài thêm nữa cũng không có dòng cảm xúc, không có “sóng sau dồn sóng trước” và không có hồn thơ.

20/ Cảm Xúc Tầng 1 (Đến từ câu chữ):

Mạnh

21/ Cảm Xúc Tầng 2 (Đến từ bố cục, thế trận):

Trung Bình

22/ Cảm Xúc Tầng 3 (Hồn thơ):

Hoàn toàn không có.

 

Nhận Xét Tổng Thể

 

Tôi chỉ đưa ra những nhận xét về mặt kỹ thuật. Việc thẩm định giá trị nghệ thuật của bài thơ ĐỢI xin dành cho độc giả.

 

CHÚ THÍCH

1/ Có vài bản viết là “đất quen thành lạ” nhưng theo chính lời tác giả Vũ Quần Phương thì “em quen thành lạ” mới đúng.

 

Đưới đây là một số bài viết liên quan đến ĐỢI

 

1/ Phạm Văn Chữ: Đợi – Huy Thục – Vũ Quần Phương trên trang Bài Ca Đi Cùng Năm Tháng (23/04/2012)

https://bcdcnt.net/tu-lieu/doi-huy-thuc-vu-quan-phuong-253.html

2/ Hoàng Dân: Đợi của Vũ Quần Phương Với Lời Bình Của Hoàng Dân (Hà Nội 16/10/ 1994 trên trang Vũ Nho Ninh Bình)

http://vunhonb.blogspot.com/2014/10/oi-cua-vu-quan-phuong-voi-loi-binh.html

3/ Nguyễn Thị Lan: Phía Sau Hai Câu Thơ “Đợi” Của Nhà Thơ Vũ Quần Phương trên trang Cựu Chiến Binh TPHCM  23 tháng 6/2021

http://www.cuuchienbinhtphcm.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=7689:phia-sau-hai-cau-th-i-ca-nha-th-v-qun-phng&catid=100:vn-hoa-ngh-thut&Itemid=229

4/ Bài Thơ “Đợi” - Đợi Đến Bao Giờ

https://vanhaiphong.com/bai-tho-doi-cua-vu-quan-phuong/

 


Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

MỘT BÌNH LUẬN DƯỚI BÀI VIẾT "NHẬN XÉT LAN MAN VỀ BÀI THƠ HOA TÍM"

Trước hết xin mời những độc giả quan tâm đến cuộc tranh luận dưới Bài Nhận Xét của tôi về bài thơ Hoa Tím của chị Dư Bình đọc một đọan trao đổi giữa chị Dư Bình và tôi (NhiPham) qua hộp tin nhắn Facebook.

 

Trao Đổi Ban Đầu

 

Dư Bình


Chào anh NP ! Anh em mình biết nhau đã lâu, em đã đọc và thích nhiều bài của anh. Nhưng sao anh không thích trang em nhỉ ? Hay trang em không có gì đáng để anh đọc chăng ? Kết bạn f để tương tác qua lại, để hiểu và thân nhau hơn, nhưng không làm được điều đó thì còn ý nghĩa gì nhỉ ?


Nhi Pham

 

Xin lỗi DB

Tôi có đọc khá nhiều bài của em nhưng tính tôi không thích like kiểu xã giao,

 chào hỏi.

Đó là khuyết điểm lớn

Sẽ thay đổi



Dư Bình


Bình đã thu hồi một tin nhắn

 

Dư Bình


Anh nhầm rồi, khi tương tác với bạn f, trường hợp không đọc mà like là giả tạo, không nên. Nhưng khi đã đọc bài của bạn, việc đầu tiên nên làm là để lại like, như một lời chào lịch sự và thân mật, cũng để bạn f biết mình đã đọc và thích bài của bạn . Một cách thể hiện hay nhất về tình bạn và sự quan tâm tới nhau !


Nhi Pham


Ghi nhận ý kiến của em


Dư Bình

 

Vậy thì hãy cho em biết anh có "quan tâm" như nào với em ?


Dư Bình


E muốn được nghe ý kiến của nhà PB thượng thặng về một vài bài (thơ hoặc văn) anh thấy được nhất ?


Nhi Pham

 

Anh ko bình thơ theo yêu cầu nhưng nếu em gởi cho anh bài thơ ưng ý nhất của em anh sẽ góp vài nhận xét về kỹ thuật thơ


Dư Bình


Bình đã thu hồi một tin nhắn


Dư Bình


Anh hiểu lầm rồi. Em muốn biết nhận xét ngắn gọn của anh, chớ đâu dám yêu cầu anh bình thơ. Thơ em ít lắm, vài bữa nữa, em chọn mấy bài anh xem thử và cho điểm nhé !


Nhi Pham

 

Anh sẽ viết nhận xét cho một bài em ưng ý nhất

 

(Dư Bình đã gởi 2 bài thơ)



Bình


Bình đã thu hồi một tin nhắn

 

Bình


Bình đã thu hồi một tin nhắn

 

Bình


Bình đã thu hồi một tin nhắn



Nhi Pham

 

Anh bận chút việc sửa nhà.

Khất em chừng 10 ngày nữa

Chắc anh nhận xét bài HOA TÍM

Anh đã đọc thuộc để nó Thấm



Bình


Anh cứ thư thả, không vội đâu ạ

 

Nhi Pham


Em thông cảm thế là vui rồi

Bye em nha

 

 

Bình


Thanks anh



Nhi Pham

Em giải thích cho anh câu "Hoa tím nhường, trái chín tím mọng tươi”

Anh ko hiểu chữ "nhường"



Bình


Em đặt sai dấu phẩy, anh bỏ giùm em! "Hoa tím nhường trái chín tím mọng tươi" Hoa đến độ sẽ thành quả đó anh ! Nghĩa : Nhường lại ...anh ah



Nhi Pham


Chữ "nhường" này làm dòng chảy của tứ thơ khựng lại.

 Ít người hiểu được ý tác giả

 Anh dân Bắc kỳ / cũng khá nhuyễn ngôn ngữ văn chương mà cũng không thể

 đồng cảm với em câu này.

Có thể đổi "nhường" qua "thành" được ko?

 

(Bất đồng ý kiến và việc viết bài nhận xét bị hủy bỏ)

 


Nhi Pham

 

Anh đã thay đổi ý kiến

Anh sẽ viết nhận xét cho bài thơ Hoa Tím với chữ "nhường" hiểu đúng nghĩa như em đã giải thích



Bình


Anh đọc bài thơ với trái tim của cô gái sẽ cảm nhận bài thơ thú vị hơn anh ah Em cám ơn anh !



Nhi Pham

Anh sẽ viết

 


(Bài viết đã đăng)

 

Bình

 

Bình đã thu hồi một tin nhắn

 

Binh


Thơ em không đáng để anh viết như vậy !

 

Bình

 

Em không có tham vọng anh NP "viết" bình thơ. Em chỉ muốn biết nhận xét chung của anh về bài thơ em đưa trên f thôi. Và em nghĩ chuyện đó chỉ trao đổi riêng trên messenger . Không ngờ anh lại đưa lên như một sự "quảng bá" như vậy ?

 

Bình

 

Xin anh NP xoá bài viết liên quan đến DB. DB chỉ là người chơi f ngoại đạo về thơ. Không đáng để lên trang của anh NP . Sẽ là một sự sỉ nhục đối với DB. Xin hãy làm vì một chút tôn trọng DB !

 

 

Bình

 

Cuộc gọi thoại bị nhỡ

 

Bình

 

Cuộc gọi thoại bị nhỡ

 

 

Bình

 

Em muốn việc này dừng lại đây . Xin hãy tôn trọng ý kiến của em !

 

Bình

 

Xin hãy xoá bài để giữ lại sự tôn trọng của em với anh !

 

 

Bình

 

Anh thật đáng thương !

 

 

Bình

 

Bình đã thu hồi một tin nhắn

 

Bình

 

Bình đã thu hồi một tin nhắn

 

 

 

Hoa Tím! Giờ Này Em Ở Đâu?

 

Trước khi quyết định viết bài Nhận Xét tôi vào FB Dư Bình và thấy bài Hoa Tím đã xuất hiện trên FB ngày 25 tháng 11 năm 2015.

 

Sau khi bài Nhận Xét đã lên đường, thấy thái độ lồng lộn, “nổi tam bành” của Dư Bình tôi biết có chuyện chẳng lành nên vào FB của chị lần nữa. Bài Hoa Tím vẫn còn đó. Tôi vội vã làm hai việc: 1/ Copy bài thơ và 2/ chia sẻ về FB của mình. (Ngày 26/10/2021)

 

Chỉ khoảng 2 tiếng sau tôi quay lại thì bài thơ Hoa Tím đã bị gỡ.

Và rồi trong bình luận trả lời Ha Phamlam chị đã viết một câu đầy tự tin:

“Khi đưa vấn đề này ra tôi có đầy đủ lý trước NP”.

 

 Chắc chị đã cố dấu tung tích Hoa Tím để có thể kết tội tôi:

“Việc tôi (DB)và anh NP trao đổi trên Meessenger về bài thơ chỉ có t/c riêng tư, cá nhân rất ngắn gọn, đơn giản. Không ngờ anh đem bài thơ ra làm thí nghiệm để quảng cáo cái "tài" của anh, bất chấp sự phản đối của tôi.”

 

Tội gì? Tội tiết lộ chuyện bàn bạc viết nhận xét cho bài thơ Hoa Tím.

 

Nếu Hoa Tím là bài thơ mới sáng tác cuả Dư Bình và chị kín đáo nhờ tôi góp ý xem có nên phổ biến lúc này không (chuyện riêng tư) mà tôi làm lộ ra thì tôi sai – ít nhất cũng bị mè nheo đến mất uy tín.

 

Nhưng Hoa Tím Đã Lộ Diện

 

Như đã nói ở trên, Hoa Tim đã không còn nằm trong vòng tay tác giả mà đã bước ra Public Domain (1) – nghĩa là đứng giữa chợ đời, ông đi qua bà đi lại đều có quyền khen chê bình phẩm.

 

Khi biết – và có bằng chứng - Hoa Tím đã nằm trên trang FB của chị Dư Bình suốt gần 6 năm trời tôi đã thoải mái viết bài nhận xét và sau đó ung dung đăng trên FB và vài trang web văn học. Khi chuyện lùm xùm nổ ra tôi đã kịp thời ngừng gởi bài đến một số trang web khác, thường đăng bài của mình để chờ “qua cơn sóng gió”.

 

Tại Sao Không Xóa Bài Theo Yêu Cầu Của Chị Dư Bình?

 

Hoa Tím là tác phẩm đã được phổ biến, đã là gái giữa chợ, ai cũng có quyền nhận xét, khen chê, bình phẩm nên tôi thoải mái phóng bút vì chẳng có gì là bí mật cá nhân riêng tư hết. Bài viết hoàn tất tôi cũng được quyền tự do phổ biến bằng mọi cách, mọi phương tiện sẵn có và phù hợp.

 

Chị Dư Bình lại còn chửi tôi rất bay bướm và cay độc:

 

Việc lấy thơ của bạn f ra mổ xẻ, tg hàng trăm người vào bất chấp sự phản đối của bạn, không phải cách làm của người quân tử .

"Hữu xạ tự nhiên hương". Thực sự là nhà phê bình thơ có tiếng, sao làm cái việc hạ mình vậy?

 

Chị Dư Bình không biết rằng khi thơ xuất xưởng nó đã vượt khỏi sự kiểm soát của tác giả. Tôi có mổ, có xẻ nát bài thơ của chị, tag hàng ngàn người vào chị cũng không có quyền phản đối. Dĩ nhiên, nếu bài nhận xét của tôi có chỗ nào không đúng chị có quyền lên tiếng, tranh luận đúng sai.

 Lời sỉ vả cay độc của chị đối với tôi thật vô nghĩa và lố bịch

Rất tiéc, chị đã tự bôi tro, trát trấu vào mặt mình mà không biết.

 

Sẽ Không Xóa Bài Viết

 

Chị Dư Bình còn đòi tôi phải xoá bài viết. Thật là không biết người mà cũng chẳng biết ta. Lại còn có một số người quen đồng tình hỗ trợ nữa nên chị càng “hăng tiết vịt”.


Ôi! Nếu tác giả có thơ được bình mà không vừa ý ai cũng có quyền nhảy xổ vào nhà phê bình chửi rủa đòi xóa bài bình thì vườn thơ nước Việt mình chắc là tiêu điều lắm.

 

Kết Luận

 

Theo dõi chuyện lùm xùm về bài thơ Hoa Tím một độc giả nói với tôi: 


“Chắc em phải copy bài viết lại để dành quá. Sợ lỡ anh bị tấn công rát quá phải xuống tay xóa bài viết thì uổng phí một bài nhận xét hay.”

 

Xin nhắn vị độc giả dễ thương: “Tôi sẽ không xóa bài viết này đâu”

 

 

 

 

 

Chú Thích

 

 

 

1/ Public Domain: Phạm vi công cộng

 

 

 

Phạm vi công cộng bao gồm các kiến thức hay sự sáng tạo mà không một cá nhân hay một chủ thể luật pháp nào có thể thiết lập hay giữ quyền sở hữu. Các thông tin hay sự sáng tạo này được coi như là một phần của văn hóa và di sản tri thức chung của nhân loại, mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng và thu lợi.

 

Wikipedia

 “Khi đưa vấn đề này ra tôi có đầy đủ lý trước NP”.

 

Chắc chị đã cố dấu tung tích Hoa Tím để có thể kết tội tôi:

 

Việc tôi (DB)và anh NP trao đổi trên Meessenger về bài thơ chỉ có t/c riêng tư, cá nhân rất ngắn gọn, đơn giản. Không ngờ anh đem bài thơ ra làm thí nghiệm để quảng cáo cái "tài" của anh, bất chấp sự phản đối của tôi.

 

Tội gì? Tội tiết lộ chuyện bàn bạc viết nhận xét cho bài thơ Hoa Tím.

 

Nếu Hoa Tím là bài thơ mới sáng tác cuả Dư Bình và chị kín đáo nhờ tôi góp ý xem có nên phổ biến lúc này không (chuyện riêng tư) mà tôi làm lộ ra thì tôi sai – ít nhất cũng bị mè nheo đến mất uy tín.

 

 

Nhưng Hoa Tím Đã Lộ Diện

 

Như đã nói ở trên, Hoa Tim đã không còn nằm trong vòng tay tác giả mà đã bước ra Public Domain (1) – nghĩa là đứng giữa chợ đời, ông đi qua bà đi lại đều có quyền khen chê bình phẩm.

 

Khi biết – và có bằng chứng - Hoa Tím đã nằm trên trang FB của chị Dư Bình suốt gần 6 năm trời tôi đã thoải mái viết bài nhận xét và sau đó ung dung đăng trên FB và vài trang web văn học. Khi chuyện lùm xùm nổ ra tôi đã kịp thời ngừng gởi bài đến một số trang web khác, thường đăng bài của mình để chờ “qua cơn sóng gió”.

 

Tại Sao Không Xóa Bài Theo Yêu Cầu Của Chị Dư Bình?

 

Hoa Tím là tác phẩm đã được phổ biến, đã là gái giữa chợ, ai cũng có quyền nhận xét, khen chê, bình phẩm nên tôi thoải mái phóng bút vì chẳng có gì là bí mật cá nhân riêng tư hết. Bài viết hoàn tất tôi cũng được quyền tự do phổ biến bằng mọi cách, mọi phương tiện sẵn có và phù hợp.

 

 

Chị Dư Bình lại còn chửi tôi rất bay bướm và cay độc:

 

Việc lấy thơ của bạn f ra mổ xẻ, tg hàng trăm người vào bất chấp sự phản đối của bạn, không phải cách làm của người quân tử .

"Hữu xạ tự nhiên hương". Thực sự là nhà phê bình thơ có tiếng, sao làm cái việc hạ mình vậy?

 

Chị Dư Bình không biết rằng khi thơ xuất xưởng nó đã vượt khỏi sự kiểm soát của tác giả. Tôi có mổ, có xẻ nát bài thơ của chị, tag hàng ngàn người vào chị cũng không có quyền phản đối. Dĩ nhiên, nếu bài nhận xét của tôi có chỗ nào không đúng chị có quyền lên tiếng, tranh luận đúng sai.

 

 

Lời sỉ vả cay độc của chị đối với tôi thật vô nghĩa và lố bịch

Rất tiéc, chị đã tự bôi tro, trát trấu vào mặt mình mà không biết.

 

Sẽ Không Xóa Bài Viết

 

Chị Dư Bình còn đòi tôi phải xoá bài viết. Thật là không biết người mà cũng chẳng biết ta. Lại còn có một số người đồng tình hỗ trợ nữa nên chị càng “hăng tiết vịt”.

 

Ôi! Nếu tác giả có thơ được bình mà không vừa ý ai cũng có quyền nhảy xổ vào nhà phê bình chửi rủa đòi xóa bài bình thì vườn thơ nước Việt mình chắc là tiêu điều lắm.

 

Kết Luận

 

Theo dõi chuyện lùm xùm về bài thơ Hoa Tím một độc giả nói với tôi: “Chắc em phải copy bài viết lại để dành quá. Sợ lỡ anh bị tấn công rát quá phải xuống tay xóa bài viết thì uổng phí một bài nhận xét hay.”

 

Xin nhắn vị độc giả dễ thương: “Tôi sẽ không xóa bài viết này đâu”

 

 

Chú Thích

 

1/ Public Domain: Phạm vi công cộng

 

Phạm vi công cộng bao gồm các kiến thức hay sự sáng tạo mà không một cá nhân hay một chủ thể luật pháp nào có thể thiết lập hay giữ quyền sở hữu. Các thông tin hay sự sáng tạo này được coi như là một phần của văn hóa và di sản tri thức chung của nhân loại, mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng và thu lợi. 

Wikipedia