Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2021

VÀI NHẬN XÉT VỀ KỸ THUẬT THƠ TRONG BÀI “BUỒN RƯNG MÂY HẠ”

 

VÀI NHẬN XÉT VỀ KỸ THUẬT THƠ

TRONG BÀI “BUỒN RƯNG MÂY HẠ”

 

BUỒN RƯNG MÂY HẠ

 

Mây xứ người – mây quê tôi

Đìu hiu đất khách - ngậm ngùi biển dâu

Nhớ thương đau đáu bạc đầu

Non cao điệp điệp - nước sâu trùng trùng

 

Thuở nào mây tím buồn rưng

Nửa chìm đất loạn - nửa hừng trời mê

Đường nào mưa gió bội thề?

Lối đi trốn chạy - ngõ về thương tang

 

Nơi nào ổn? Nơi nào an?

Nơi nào đất mẹ ngập tràn nỗi riêng?

Đâu Bồng Đảo? - Đâu đào Nguyên?

Quê tôi đất mẹ triền miên đoạ đày

 

Thiên tai nhân hoạ từng ngày

Sát na rình rập -- phút giây phủ trùm

[Kình, nghê, lang, sói, beo, hùm

Phùng mang, trợn mắt, banh hàm, nhe răng]

 

Xin Thần, xin Thánh khai ân

Xin TRỜI chấm dứt nghiệt căn tự nguồn

Thiên Lôi, Thổ Địa, Diêm Vương

Ra tay diệt dịch mười phương thái hoà

 

Phù Hư Am, Aug. 10th, 2021.

 

Võ Thạnh Văn

 

Xin phép tác giả Võ Thạnh Văn có một chút thay đổi về hình thức bài thơ để làm nổi bật một điểm đặc biệt trong Kỹ Thuật Thơ của anh.

Đây không phải bài bình thơ mà chỉ là một số Nhận Xét về Kỹ Thuật Thơ của tác giả

 

Ngôn ngữ hình tượng: Chính xác, rõ ràng, đẹp, sang, vài chỗ đắc địa, không thấy “thợ vịn” (chữ thừa).

Câu cú: Gọn chắc, không bị lỗi văn phạm, chuyển tải thông điệp thành công (người đọc hiểu ý tác giả dễ dàng)

Ý tứ liền lạc, nhất khí liền mạch chứ không phân mảnh đứt đoạn.

Bố cục hợp lý

Kỹ thuật lục bát vững

Vần: Vừa chính vận, vừa thông vận, đủ độ ngọt để tứ thơ chảy thành dòng thông thoáng nhưng không có “hội chứng nhàm chán vần”. Lục bát dài đến 20 câu mà tránh được hết các lỗi về vần là rất khéo.

Dưới phần CHÚ THÍCH là hai lỗi chính về cách gieo vần thơ lục bát. Ngay cả Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều cũng mắc phải nhiều lần. Buồn Rưng Mây Hạ của Võ Thạnh Văn là bài thơ lục bát khá dài – 20 câu – mà không dính phải 2 lỗi này cũng đáng được một lời khen khích lệ.

 

Dòng chảy của nhịp điệu mới lạ

Ngoài ra, những câu chữ màu xanh đối nhau chan chát để nhấn mạnh cũng là nét riêng đáng chú ý của bài thơ. Thủ thuật này tạo sự khác lạ cho nhịp điệu thơ lục bát.

 

Có 2 đoạn thơ tôi rất thích:

Thuở nào mây tím buồn rưng

Nửa chìm đất loạn - nửa hừng trời mê

Đường nào mưa gió bội thề

Lối đi trốn chạy - ngõ về thương tang

 

Nơi nào ổn? - Nơi nào an?

Nơi nào đất mẹ ngập tràn nỗi riêng?

Đâu bồng đảo? - Đâu đào nguyên?

Quê tôi đất mẹ triền miên đoạ đày

 

Cảm xúc tầng 1 (Từ ngôn ngữ hình tượng câu chữ): Mạnh.

Cảm xúc tầng 2 (Từ bố cục - thế trận toàn đội): Mạnh.

Cảm xúc tầng 3 (Nếu mạnh sẽ thành hồn thơ): Có nhưng rất yếu.

 

Tứ thơ nặng tính thời sự - đặc biệt là đoạn kết - hòa lẫn trong tiếng than van, cầu xin của rất nhiều thi sĩ khác – không có nét riêng của Võ Thạnh Văn. Đây đúng ra không phải là khuyết điểm nhưng tôi Tiếc.

 

Tóm lại, bài thơ hoàn hảo về mặt kỹ thuật - tạo được dòng chảy tứ thơ, dòng âm điệu, dòng nhịp điệu và cả dòng cảm xúc nhưng viết trong lúc còn khá tỉnh nên ít cảm xúc tầng 3. Hồn thơ chỉ phơn phớt nhẹ.

 

 

 

CHÚ THÍCH

Hai lỗi kỹ thuật về Vần trong thơ lục bát:

1/ Vần Ngang Câu Bát

 

Chúng ta thử đọc bài thơ của Trần Trọng Giá dưới đây:

 ĐỜI

 Đắng cay này gửi vào thơ
Để đêm chia bóng, ngày 
chờ ước 
Tằm ơi! Sao chẳng nhả 
Cho ta vá lại hồn thơ nát nhàu!
(FB Lục Bát Việt Nam)

 Hai chữ “chờ mơ” (màu đỏ) ở câu bát tạo hội chứng nhàm chán vần Nặng. (5 chữ cùng chính vận: thơ chờ mơ tơ thơ)

 

Sắm sanh lễ vật rước sang

Xin tìm cho thấy mặt nàng hỏi han

Đạo nhân phục trước tĩnh đàn

Xuất thần giây phút chưa tàn nén hương.

Trở về minh bạch nói tường:

Mặt nàng chẳng thấy việc nàng đã tra.

(Kiều, Câu 1686-1692)

Hai chữ “nàng han” (màu đỏ) ở câu bát tạo hội chứng nhàm chán vần Nặng. Thêm 2 câu sau, có chữ “nàng” càng nhàm chán hơn.

2/ Vần Quẩn

Khéo vô duyên ấy là mình với ta.
Đã không duyên trước chăng 
,
Thì chi chút ước gọi 
 duyên sau.
Sắm xanh nếp tử xe châu,

Vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa

Trải bao thỏ lặn ác 

Ấy mồ vô chủ, ai  viếng thăm!

Lòng đâu sẵn mối thương tâm

Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa

Đau đớn thay phận đàn !

Lời rằng bạc mệnh cũng  lời chung.

Phũ phàng chi bấy hoá công

Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha

Sống làm vợ khắp người ta

Khéo thay thác xuống làm ma không chồng.   

(Kiều, Câu 74-88)

Đây là loại vần “đi dăm phút đã về chốn cũ” (quẩn) - mới đổi vần có một lần là quay lại vần cũ ngay. Đoạn này lỗi rất nặng.